Bộ Y tế công bố thêm 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại TP.HCM và An Giang

Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tối 13/7 thông báo 2 ca tử vong do Covid-19 số 131 và 132.

Ca tử vong 131. BN 2983, nữ, 65 tuổi, nhập cảnh tại An Giang. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngày 5/5, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực An Giang.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi do mắc Covid-19 trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Ngày 13/5, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM với chẩn đoán viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp tiến triển do nhiễm SARS-CoV-2, tràn khí màng phổi phải đang đặt dẫn lưu ngày thứ 4 trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Bệnh nhân tử vong 22h tối 1/7, chẩn đoán viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp tiến triển do nhiễm SARS-CoV-2, sốc nhiễm trùng, xuất huyết não trên bệnh nền tăng huyết áp – đái tháo đường. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính 4 lần.

Ca tử vong 132. BN 17165, nữ, 77 tuổi, trú tại quận Bình Tân, TP.HCM, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gãy cổ xương đùi cũ đã phẫu thuật.

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngày 27/6, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Bệnh nhân tử vong 12h30/ ngày 10/7, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng ARDS do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gãy cổ xương đùi cũ.

Theo Doanh nghiệp & tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/bo-y-te-cong-bo-them-2-benh-nhan-covid-19-tu-vong-tai-tphcm-va-an-giang-161211307210642499.htm

Đi ra ATM rút tiền mua đồ ăn bị phạt 1 triệu, đúng hay sai?

Với số ca F0 dự báo tiếp tục tăng nhanh thông qua xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng – đây sẽ là một áp lực lớn cho hệ thống điều trị tại TP Hồ Chí Minh.

Với quy mô 1.000 giường, Bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh là một trong ba bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 bệnh nhân cả người lớn và trẻ em. Các y bác sĩ làm việc hết công suất để cứu chữa người bệnh nhưng cũng không ít lo lắng nếu số ca tiếp tục tăng.

Bác sĩ Lê Thanh Chiến – Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh – cho hay: “Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo và có những trang thiết bị hỗ trợ kịp thời. Nhưng nếu bệnh nhân diễn biến nhanh trong thời gian tới thì các thiết bị hiện nay phải tăng cường”.

Còn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh là bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. Hàng chục bệnh nhân nặng, nguy kịch phải thở máy, chạy ECMO. Mỗi một bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc nên các bác sĩ luôn căng thẳng, tập trung cao độ.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Hảo – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh: “Các bác sĩ ở trong tình trạng làm việc quên mình, quên thời gian luôn để cứu chữa người bệnh”.

TP Hồ Chí Minh hiện đã thành lập thêm trung tâm hồi sức. Hiện TP triển khai mô hình tháp 4 tầng để phân luồng điều trị cho bệnh nhân. Tầng 1 là 30.000 giường cho F0 không có triệu chứng, tầng 2: 2500 giường dành cho F0 có triệu chứng, tầng 3: 3.000 giường cho F0 có bệnh lý bền đi kèm, tầng 4: 1.200 giường hồi sức cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.

Nếu số ca tăng nhanh và có ca trở nặng chuyển từ tầng 1 lên tầng 4 thì nguy cơ gia tăng tử vong. Hơn lúc nào hết các y bác sĩ kêu gọi sự chung tay phòng dịch của người dân để những thành trì được giữ vững kiên cố.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trung bình cứ 1 bác sĩ lo cho khoảng 10 bệnh nhân. Với hàng chục ngàn bệnh nhân COVID-19 hiện nay cho thấy áp lực của đội ngũ y bác sĩ rất lớn, nhất là với các bác sĩ ở nơi điều trị nặng. Họ đang ngày đêm giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19.

Theo VTV

Nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/1-bac-si-lo-cho-10-benh-nhan-covid-19-ap-luc-khung-khiep-tai-cac-benh-vien-o-tp-ho-chi-minh-20210713200815442.htm

Đi ra ATM rút tiền mua đồ ăn bị phạt 1 triệu, đúng hay sai?

Chỉ thị 16 tại TP.HCM yêu cầu người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết như: mua lương thực, thuốc men, cấp cứu… Vậy người dân có được đi ra cây ATM rút tiền mua đồ ăn?

Đi ra ATM rút tiền mua đồ ăn bị phạt 1 triệu, đúng hay sai? - Ảnh 1.

Tổ công tác phòng, chống dịch phường 7, quận Phú Nhuận tại chốt giao lộ đường Phan Xích Long – Hoa Sứ – Ảnh: MINH HÒA

Anh Vũ Minh Nhật (22 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) phản ánh lúc 15h ngày 10-7, anh đi từ nhà (địa chỉ số 7M đường số 14, phường 3, quận Bình Thạnh) đến trụ ATM của Sacombank trên đường Phan Xích Long (phường 7, quận Phú Nhuận) để rút tiền đi mua thực phẩm.

Khi còn cách ATM khoảng 10m thì anh bị cán bộ chốt kiểm dịch COVID-19 tại giao lộ Phan Xích Long – Hoa Sứ yêu cầu dừng xe. Anh đã giải thích mình đi rút tiền mua thực phẩm nhưng vẫn bị lập biên bản phạt 1 triệu đồng lỗi ra đường không có lý do chính đáng.

“Tôi có giải thích là tôi hết tiền và nhà hết đồ ăn, tôi cũng đang thất nghiệp, tôi chỉ đi rút tiền để mua thực phẩm…” – anh Nhật nói. Anh cũng cho biết sau khi bị lập biên bản, anh đi bộ tới ATM rút 2 triệu (trong thẻ chỉ còn hơn 2 triệu) đóng phạt tại chốt rồi đi về mà không nhận được biên lai phạt.

Phạt người ra ngoài đường trong trường hợp này đúng hay sai?

Bà Nguyễn Huỳnh Hải Đăng – chủ tịch UBND phường 7 (quận Phú Nhuận) – cho rằng lúc anh Nhật làm việc với tổ công tác thì không nêu được lý do ra đường, vì vậy phường phạt 1 triệu đồng.

Sau khi đóng phạt, anh đi về rồi quay lại cùng vài người nhà, yêu cầu tổ công tác giải đáp thắc mắc về lỗi của Nhật. Lúc đó người nhà anh Nhật có quay clip lại rồi đăng lên mạng. Thông qua clip, phường biết được anh Nhật đi rút tiền để qua siêu thị Co.op Mart Rạch Miễu mua thức ăn.

Theo bà Hải Đăng, hiện nay các siêu thị đều cho phép thanh toán qua thẻ ngân hàng không cần phải đi rút tiền mặt. Trong khi ngay sau lưng chỗ ở của anh Nhật cũng có cửa hàng Bách Hóa Xanh, cho phép thanh toán qua thẻ.

Bà Hải Đăng cho rằng anh Nhật hoàn toàn có thể mua lương thực, thực phẩm tại địa bàn phường 3, Bình Thạnh. Còn chốt anh Nhật gặp là chốt ngăn với phường 7, quận Phú Nhuận và phường 3, quận Bình Thạnh.

“Căn cứ công văn 2279 của UBND TP thì lý do người này đưa ra là từ phường 3, quận Bình Thạnh đi rút tiền và mua thực phẩm ở phường 7, quận Phú Nhuận là không chính đáng, không thực tế, thiết yếu…” – bà Hải Đăng nói.

Nhận định về trường hợp này, luật sư Nguyễn Huy Việt cho rằng phường 7 phạt anh Nhật là không đúng, có sự ngộ nhận về tinh thần chỉ đạo của công văn 2279. Theo quy định nội dung công văn vẫn cho phép người dân ra đường mua lương thực, cấp cứu… Nội dung công văn không có giới hạn địa giới hành chính mà người dân có thể di chuyển.

“Nhu cầu rút tiền mặt để mua lương thực của anh Nhật là hoàn toàn chính đáng. Người dân cần tiền mặt để thanh toán cho rất nhiều nhu cầu khác như đổ xăng, mua thuốc men…” – luật sư Huy Việt phân tích.

Không đưa biên lai đóng tiền phạt là sai

Giải thích thêm việc chưa đưa biên lai phạt, bà Nguyễn Huỳnh Hải Đăng cho biết có hẹn anh Nhật ra phường lấy nhưng anh Nhật chưa lấy và phường vẫn còn giữ.

Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Huy Việt, việc tổ công tác không xuất biên lai đóng tiền phạt cho người vi phạm là sai. Theo quy định thì cơ quan chức năng phải mang theo biên lai để xử phạt nóng, trực tiếp người vi phạm.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/di-ra-atm-rut-tien-mua-do-an-bi-phat-1-trieu-dung-hay-sai-20210713161510737.htm