Xót xa cảnh mẹ bị bệnh tâm thần, con gái 15 năm không dám gọi mẹ

Suốt thời thơ ấu, cô gái Trần Thị Lượm mang theo những mặc cảm, tự ti về người mẹ mắc bệnh tâm thần.

Mặc cảm vì có người mẹ điên, nên suốt thời thơ ấy, cô gái Trần Thị Lượm (21 tuổi) tự coi mình là 1 mảnh ghép lỗi của cuộc đời.

Ngay đến cái tên cũng là do bà ngoại đặt sau khi mẹ sinh cô vài tháng. Ngay từ khi còn bé, cô đã bị soi mói, trêu chọc khiến Lượm sống khép kín với sự mặc cảm, tự ti.

 
Lượm bên cạnh người mẹ mắc bệnh tâm thần. (Ảnh: Thanh niên)
Lượm bên cạnh người mẹ mắc bệnh tâm thần. (Ảnh: Thanh niên)

Không dám gọi mẹ vì mặc cảm 

Chia sẻ với báo Thanh niên, Lượm nói trong mắt mình, mẹ từng là 1 người vô dụng, chỉ mang đến rắc rối. Khi còn nhỏ, mẹ thường dẫn cô lang thang khắp đầu đường xó chợ. Đến khi lớn, vì sợ người khác biết mình là con của mẹ điên nên cô tìm mọi cách chối bỏ.

Từ nhỏ tới khi 15 tuổi, vì xấu hổ nên cô gọi mẹ bằng tên. Bà ngoại bắt gọi mẹ nhưng cô nhất quyết cãi lại: “Con không có mẹ khùng”.

Người mẹ bị bệnh tâm thần khiến cô cảm thấy mặc cảm với bạn bè. Cô kể lại hồi nhỏ luôn thấy may mắn vì không phải bú sữa từ mẹ và từng nghĩ nhờ vậy mà cô không bị khùng điên giống mẹ.

 
Từ nhỏ đến khi 15 tuổi, Lượm không dám 1 lần gọi mẹ. (Ảnh minh họa: Thanh niên)
Từ nhỏ đến khi 15 tuổi, Lượm không dám 1 lần gọi mẹ. (Ảnh minh họa: Thanh niên)

Tìm mọi cách chối bỏ mẹ

Những lúc bà ngoại đi vắng, ở nhà, Lượm lúc nào cũng sai mẹ việc này việc kia. Điều kỳ lạ là mẹ Lượm không nghe theo lời ai ngoài con gái. Biết mẹ có vẻ sợ mình nên cô làm tới, nhưng người mẹ điên vốn vụng về, đụng vào cái gì là hỏng cái đó nên cô thường nổi giận với mẹ.

Có lần, hồi học lớp 3, Lượm nói thèm ăn kem và đưa cho mẹ 5.000 đồng bảo mẹ ra tạp hóa đầu ngõ mua. Nhưng mẹ đi đến 40 phút chưa về khiến cô sôi máu vô cùng.

Đến khi đi kiếm thì thấy mẹ ở ngoài chợ, quần áo ướt nhẹp. Điều này khiến Lượm nổi cơn lôi đình với mẹ. Bà chỉ biết ngồi khóc mà không phản kháng. 

 
Người con phải lớn lên từ nghịch cảnh và phải học cách đấu tranh với quá khứ buồn của người mẹ mắc bệnh tâm thần. (Ảnh minh họa :Thanh niên)
Người con phải lớn lên từ nghịch cảnh và phải học cách đấu tranh với quá khứ buồn của người mẹ mắc bệnh tâm thần. (Ảnh minh họa :Thanh niên)

Hôm sau khi tới trường, Lượm nghe được bạn cùng lớp trêu chọc: “Con mẹ khùng mà đòi ăn kem”. Rồi Lượm nghe được chuyện rằng hôm qua, bạn cùng lớp đùa mẹ rằng cô rơi xuống biển. Nên bà đã lao xuống biển tìm, xém chút là chết đuối.

Sau khi vùng vẫy tìm con gái, những đứa trẻ thấy mình đùa quá trớn nên xuống kéo bà lên bờ, nói Lượm đang ở nhà thì bà mới sực tỉnh. Điều này khiến Lượm cảm thấy ân hận và từ đó cô cũng dịu dàng với mẹ hơn. Tình cảm mẹ con cứ như thế trở nên gắn kết.

Trong 1 lần đi mua sách năm lớp 9, Lượm thấy mẹ chân trần lang thang ngoài cửa hiệu sách. Vì đang đi cùng bạn nên cô cảm thấy xấu hổ, quay mặt đi. Nhưng mẹ cô ở bên đường đã thấy con gái rồi hét to: “Lượm. Lượm”.

Rồi bà lao qua đường đúng lúc có 1 chiếc xe đi qua nên đã quệt vô và kéo lê vài mét. Đôi chân bà chảy máu, không thể đi nổi nên Lượm đành phải cõng mẹ về nhà.

 
Cuối cùng Lượm cũng đã kịp nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng và gọi mẹ trước khi quá muộn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cuối cùng Lượm cũng đã kịp nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng và gọi mẹ trước khi quá muộn. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trên đường bà không khóc mà lẩm bẩm “Mẹ. Mẹ!” Thì ra lúc bà bị xe tông trúng, Lượm đã vô tình gọi mẹ. 

Lần đầu tiên đi cùng mẹ ngoài đường, cô không thấy mặc cảm mà còn cười khi mẹ rụt rè trên lưng mình như 1 đứa trẻ. Từ đó cô quyết định gọi mẹ thay bằng tên trước đây.

Sau tất cả những mặc cảm, tự tin thời ấu thơ, cuối cùng Lượm cũng đã nhận ra tình mẫu tử vẫn là thứ thiêng liêng và đáng trân trọng nhất. Sức mạnh của tình thân cốt nhục đã giúp cô có thêm động lực để tự tin bên cạnh và chăm sóc mẹ.

Nguồn: http://yan.thethaovanhoa.vn/xot-xa-canh-me-bi-benh-tam-than-con-gai-15-nam-khong-dam-goi-me-252838.html