Sáng 12-7: Cả nước 662 ca COVID-19 mới, riêng TP.HCM 544 ca

Sáng nay 12-7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 662 ca mắc COVID-19 mới, nhiều nhất trong đó vẫn là TP.HCM với 544 ca. Sáng nay Việt Nam chính thức vượt 30.000 ca bệnh (30.478 ca), gấp hơn 10 lần thời gian từ đầu vụ dịch đến 27-4.

Bản tin 6h ngày 12-7 có 662 ca mắc mới (BN29817-30478), gồm 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Vĩnh Long (2), An Giang (1).

659 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (544), Tiền Giang (43), Khánh Hoà (27), Vĩnh Long (26), An Giang (8), Bình Phước (5), Phú Yên (4), Huế (1), Nghệ An (1); trong đó 478 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả, Trên 180 ca đang điều tra dịch tễ.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

Ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

– 1 CA BỆNH (BN29829) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh An Giang: nam, 17 tuổi, địa chỉ tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngày 8-7, nhập cảnh Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, tỉnh An Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh An Giang. 

– 2 CA BỆNH (BN29835-BN29836) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Vĩnh Long. Ngày 20-6, từ Indonesia nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VJ2561 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Vĩnh Long. 

 Ca ghi nhận trong nước

Kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly tại Hà Nam - Báo Nhân Dân

– 26 CA BỆNH (BN29817-BN29819, BN29838-BN29860) ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long: 24 ca là các trường hợp liên quan đến Công ty tại huyện Long Hồ; 2 ca đang điều tra dịch tễ. 

– 5 CA BỆNH (BN29820-BN29823, BN29837) ghi nhận tại tỉnh Bình Phước: 4 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước; 1 ca liên quan đến chợ đầu mối Thủ Đức – TP.HCM. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. 

– 1 CA BỆNH (BN29824) ghi nhận tại tỉnh Nghệ An: nam, 8 tuổi, địa chỉ tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An; là F1 của BN18709, đã được cách ly từ trước. 

– 8 CA BỆNH (BN29825-BN29828, BN29830-BN29833) ghi nhận tại tỉnh An Giang: 6 là các trường hợp F1; 2 ca đang điều tra dịch tễ.

– 1 CA BỆNH (BN29834) ghi nhận tại tỉnh Thừa Thiên – Huế : nữ, 20 tuổi, địa chỉ tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế; là F1 của BN19601, đã được cách ly từ trước.

– 43 CA BỆNH (BN29861-BN29903) ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang: là các trường hợp liên quan đến liên quan đến BN17725. 

– 544 CA BỆNH (BN29904-BN30447) ghi nhận tại TP.HCM: 369 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 175 ca đang điều tra dịch tễ. 

– 27 CA BỆNH (BN30448-BN30474) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hoà: là các trường hợp liên quan đến liên quan đến BN17725.

 4 CA BỆNH (BN30475-BN30478) ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong toả. 

Về tiêm chủng, đã có thêm trên 12.730 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 11-7. Tính đến 16 giờ ngày 11-7, tổng cộng đã thực hiện tiêm 4.051.585 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là gần 277.450 người.

Tính đến 6h ngày 12-7, Việt Nam có tổng cộng 28.551 ca ghi nhận trong nước và 1.927 ca nhập cảnh.

Sáng 8 11, Việt Nam không có ca mắc COVID-19

Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 26.981 ca, trong đó có 6.501 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Số ca điều trị khỏi từ đầu mùa dịch là 9.275 ca. 

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Lào Cai, Quảng Niinh. 

Có 8 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Cần Thơ, Thừa Thiên – Huế, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Đắk Nông, Quảng Nam.

Hôm nay 12-7 là ngày số mắc COVID-19 vượt 30.000 ca (30.478 ca) tính từ đầu vụ dịch, như vậy số ca mắc hiện nay đã gấp 10 lần so với thời điểm từ đầu vụ dịch là tháng 1-2020 đến 27-4-2021. 

Ngoài TP.HCM, dịch đang diễn biến phức tạp tại Bình Dương, Phú Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang… Tại Bình Dương, Bộ Y tế cảnh báo vẫn còn nhiều ổ dịch đang âm ỉ, nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Tại Đồng Tháp, tỉnh đã áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 11-7 tại 1 thành phố và 3 huyện.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/sang-12-7-ca-nuoc-662-ca-covid-19-moi-rieng-tp-hcm-544-ca-20210712061530689.htm

Thanh niên ở TP.HCM đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: “Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn”

Khi phát hiện lực lượng chức năng, nhóm thanh niên đang câu cá nhanh chóng bỏ chạy, thậm chí có người vứt cần xuống sông rồi rời đi.

Chiều 11/7, tổ xử lý nhanh của UBND phường Phước Long A, TP. Thủ Đức do ông Trần Thành Giàu – Phó Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng đã có mặt tại khu công viên bờ sông Rạch Chiếc (Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc) để kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm quy định cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19.

​Có mặt tại đường bờ sông công viên của khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng chục trường hợp cố tình xé dây rào chắn để ra bờ sông câu cá thư giãn.

Khi phát hiện lực lượng chức năng, nhóm thanh niên đang câu cá nhanh chóng bỏ chạy, thậm chí có người vứt cần xuống sông rồi rời đi.

TP.HCM: Thanh niên đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn - Ảnh 1.

Nhiều thanh niên câu cá trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16

TP.HCM: Thanh niên đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn - Ảnh 2.

Dụng cụ câu cá của các thanh niên

Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng lại để kiểm tra thì mới dừng lại nhưng cho rằng mình không làm gì, chỉ ra đây cho thoáng mát.

​Tuy nhiên, các hành vi nêu trên đều đã bị lực lượng chức năng ghi hình lại để làm bằng chứng. Lực lượng chức năng sau đó đã tạm giữ tổng cộng 6 người dân đang có mặt tại đường bờ sông để làm việc.

TP.HCM: Thanh niên đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn - Ảnh 3.

3 thanh niên bị đưa về phường để xử lý

Trong lúc kiểm tra, ông Trần Thanh Giàu – phó chủ tịch UBND P. Phước Long A đã nêu lại các quy định trong Chỉ thị 16 về phòng chống dịch cho những người vi phạm nắm rõ: “Chỉ thị 16 yêu cầu người dân chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị dừng hoạt động… Vậy nên các trường hợp bà con tập trung tại khu vực này để tập thể dục, dạo mát hay câu cá đều đã vi phạm”.

TP.HCM: Thanh niên đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn - Ảnh 4.

Nhiều người dân ra ngoài khi không thực sự cần thiết như đi hóng gió, tập thể dục bờ sông đều bị xử phạt

Sau đó lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ và lập biên bản xử phạt hành chính những trường hợp trên vì vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19.

Anh N.V.M (28 tuổi, tạm trú TP. Thủ Đức, người vi phạm) cho biết, do hôm nay được nghỉ làm nên ra đây câu cá để “xả trét” và mong “cán bộ thông cảm nốt lần này!”

​Còn trường hợp anh Đ.V.N (36 tuổi, ở trọ tại KDC Bắc Rạch Chiếc) thì viện lý do cuộc sống khó khăn, thất nghiệp nên cũng năn nỉ bỏ qua vì không có tiền đóng phạt.

“Nhà em còn mới được người ta cho một thùng mì tôm mà giờ bị phạt mấy triệu thì tiền đâu mà em sống. Em ra đây câu cá cũng chỉ để cải thiện bữa ăn”, anh N. năn nỉ sau khi bị tổ xử lý nhanh lập biên bản xử phạt.

TP.HCM: Thanh niên đang câu cá bị xử phạt, mếu máo năn nỉ: Nhà còn thùng mì tôm, em đi câu để cải thiện bữa ăn - Ảnh 5.

Thanh niên đứng hóng gió bị xử phạt

Tương tự, anh L.Đ.Q (37 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức) đang dừng xe hóng gió tại khu vực bờ sông dưới chân cầu Rạch Chiếc bị tổ xử lý nhanh lập biên bản xử phạt. Người này trước đó đã liên tục bị lực lượng chức năng nhắc nhở vì thường xuyên có mặt tại khu vực này mà không có lý do.

Các trường hợp vi phạm đều bị xử phạt mỗi người 2 triệu đồng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/thanh-nien-o-tphcm-dang-cau-ca-bi-xu-phat-meu-mao-nan-ni-nha-con-thung-mi-tom-em-di-cau-de-cai-thien-bua-an-16121110721233344.htm