‘Nếu có quy định mới về đi lại, TP.HCM cần thông báo trước ít nhất 24 giờ’

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM chuẩn bị các phương án kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa lưu thông.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM thông báo trước cho người dân ít nhất 24 nếu có quy định mới về việc đi lại /// Ảnh: Ngọc Dương

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM thông báo trước cho người dân ít nhất 24 nếu có quy định mới về việc đi lại. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Sáng 5.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 đã họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về công tác phòng chống dịch, sau khi số ca nhiễm đã vượt mốc 6.000.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết từ ngày 26.4 đến hết ngày 4.7, có 6.470 ca bệnh được ghi nhận tại 306/312 phường xã thị trấn; trong đó 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% phát hiện trong các khu phong tỏa, 23% phát hiện tại cộng đồng (bao gồm 12% phát hiện qua sàng lọc tại bệnh viện).

Từ 6 giờ ngày 4.7 đến 6 giờ ngày 5.7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HMC ghi nhận 711 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

Tham dự tại điểm cầu TP.HCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết công điện 973 ngày 30.6.2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng chống lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 cho người điều khiển, người đi trên phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh đã tương đối cụ thể.

Trong đó, công điện này yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa, ổ dịch thực hiện xét nghiệm bằng PCR hoặc test nhanh kháng nguyên 2 lần vào thời điểm trước khi đi và khi quay về.

'Nếu có quy định mới về đi lại, TP.HCM cần thông báo trước ít nhất 24 giờ' - ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại điểm cầu UBND TP.HCM

ẢNH: HMC

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần hướng dẫn rõ hơn về khâu xét nghiệm để không làm khó người dân và cơ quan thực hiện.

“Muốn làm việc này phải đồng bộ, tức là cấp giấy xét nghiệm bằng PCR hoặc test nhanh kháng nguyên để người ta làm giấy thông hành, dùng để đi lại. Tôi đề nghị cần thông báo rộng rãi cho người dân các tỉnh”, ông Nên nói và đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ GTVT chỉ đạo các tỉnh thành để kiểm soát người qua lại các tỉnh trong đợt dịch cũng như phương tiện vận tải hàng hóa.

Đề nghị này của Bí thư Nguyễn Văn Nên đưa ra trước tình trạng không thống nhất giữa các địa phương trong việc yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính đối với người về từ vùng dịch. Một số địa phương yêu cầu xét nghiệm trong vòng 7 ngày, nhưng cũng có địa phương yêu cầu trong vòng 3 ngày.

Hơn nữa, việc giao thương hàng hóa giữa TP.HCM khá rộng, không chỉ với các tỉnh lân cận mà còn cả các tỉnh phía Bắc với khoảng cách hàng ngàn km, thời gian đi lại có khi phải mất 1 – 2 ngày. Nếu không linh hoạt, giấy xét nghiệm của tài xế sẽ hết hạn khi đến địa phương có yêu cầu.

Đảm bảo hàng hóa lưu thông

Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết TP.HCM có số lượng dân đông nên việc phân quyền đến các quận, huyện để nâng cao sự chủ động là cần thiết. Tuy nhiên, do năng lực các quận huyện không đồng đều nhau nên TP.HCM và Bộ Y tế sẽ hướng dẫn trực tiếp đến từng địa bàn.

Ông Đam cho biết TP.HCM đang giãn cách theo Chỉ thị 10 (của TP) trên toàn thành phố và theo Chỉ thị 16 (của Chính phủ) đối với một số khu vực bên trong.

Phó thủ tướng nhấn mạnh TP.HCM không đặt vấn đề đóng băng hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố, và hàng hóa vẫn lưu thông, không bị ách tắc.

'Nếu có quy định mới về đi lại, TP.HCM cần thông báo trước ít nhất 24 giờ' - ảnh 2

Người dân sau khi xét nghiệm sẽ được cấp giấy chứng nhận dạng mã QR code

ẢNH: PHẠM HỮU

TP.HCM cần khuyến nghị những người có việc cần thiết ra vào thành phố thì phải xét nghiệm, đồng thời chuẩn bị triển khai hệ thống kiểm soát sao cho người được xét nghiệm trước khi đến thành phố hoặc từ thành phố ra chỉ cần quét mã QR code ở các điểm kiểm soát.

“Nếu có quy định gì mới liên quan đến giao thông, đi lại của người dân thì thông báo trước ít nhất 24 giờ”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị; đồng thời giao TP.HCM bàn bạc với các địa phương và các cơ quan trung ương thống nhất hướng xử lý.

Sắp tới, những người xét nghiệm sẽ được cấp giấy chứng nhận bằng mã QR code để phục vụ những nơi yêu cầu. Tuy nhiên, ông Đam khuyến cáo người dân có giấy xác nhận xét nghiệm âm tính không phải đã tuyệt đối an toàn mà vẫn phải tiếp tục cảnh giác. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, TP.HCM đang chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/neu-co-quy-dinh-moi-ve-di-lai-tphcm-can-thong-bao-truoc-it-nhat-24-gio-1409211.html

KHẨN: Gò Vấp tìm người đến 3 ngôi chợ sau khi phát hiện hàng chục trường hợp test nhanh dương tính SARS-CoV-2

Trung tâm Y tế quận Gò Vấp vừa phát thông báo khẩn tìm người từng đến 3 ngôi chợ Gò Vấp, An Nhơn và Xóm Mới sau khi phát hiện các trường hợp test nhanh dương tính SARS-CoV-2.

Cụ thể vào chiều 5/7, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp thông báo khẩn đến người dân đã từng đi chợ Gò Vấp (phường 4), chợ An Nhơn (phường 17), chợ Xóm Mới (phường 16).

Cụ thể, người đến 3 ngôi chợ trên kể từ ngày 28/6 đến hôm nay 5/7 cần nhanh chóng ra trạm y tế phường thực hiện khai báo để được xét nghiệm SARS-CoV-2.

Trước đó vào sáng cùng ngày, kết quả test nhanh COVID-19 tại các địa điểm trên đã có hơn 20 trường hợp cho kết quả dương tính SARS-CoV-2, bao gồm tiểu thương (bán rau củ, bán tôm…) và người đi chợ.

Vì vậy, cơ quan chức năng đề nghị người dân đã đến các chợ này trong thời gian trên cần nghiêm túc hợp tác khai báo.

Ngoài ra, 3 ngôi chợ cũng tạm thời dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

KHẨN: Gò Vấp tìm người đến 3 ngôi chợ sau khi phát hiện hàng chục trường hợp test nhanh dương tính SARS-CoV-2 - Ảnh 1.
Phun hóa chất khử khuẩn tại khu vực quận Gò Vấp, TP.HCM.

Từ 6 giờ ngày 4/7 đến 6 giờ ngày 5/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã ghi nhận 711 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Trong đó có 169 trường hợp tầm soát trong bệnh viện, 12 trường hợp tầm soát trong cộng đồng.

TP.HCM đang trải qua 2 đợt dịch: Từ ngày 26/5 đến 14/6 với nhiều chuỗi dịch trong cộng đồng; Từ ngày 15/6/2021 đến 4/7, số ca bệnh chiếm 79% tổng số ca của 2 đợt dịch.

Trong đó, quận huyện có số ca bệnh tăng >40 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: quận 1, quận 3, quận 7, quận 8, quận 9, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn.

Các quận huyện có số ca bệnh tăng từ 20 đến 40 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: quận 5, quận 10, quận 11, Nhà Bè, Tân Bình, Tân Phú, TP Thủ Đức.

Các quận huyện có ca bệnh tăng dưới 20 ca/100.000 dân gồm là quận 6, quận 12, Bình Thạnh, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Phú Nhuận.

Theo Nhịp sống Việt

Nguồn: http://nhipsongviet.toquoc.vn/khan-go-vap-tim-nguoi-den-3-ngoi-cho-sau-khi-phat-hien-hang-chuc-truong-hop-test-nhanh-duong-tinh-sars-cov-2-2220215718583586.htm

TP.HCM có hơn 6.600 ca nhiễm Covid-19, phong tỏa 738 điểm khắp 22 quận huyện, TP. Thủ Đức

Tính đến hết ngày 5/7, TP.HCM đã ghi nhận 6.679 ca mắc Covid-19 tính từ đợt bùng phát dịch thứ 4, trong đó có 77% được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa, còn lại là khám sàng lọc tại bệnh viện và cộng đồng.

Tối 5/7, Bộ Y tế công bố thêm 270 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại TP.HCM, nâng số ca nhiễm của TP trong ngày lên 641 trường hợp.

Các bệnh nhân được ghi nhận với mã số ca bệnh từ BN 20054-BN 20228, BN 20313-BN 20508, BN 20744-BN 21013.

641 trường hợp nhiễm mới bao gồm 542 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và 99 trường hợp đang điều tra dịch tễ. Tính từ đợt bùng phát dịch thứ 4 (tính từ ngày 27/4), TP.HCM đã có tổng cộng 6.679 trường hợp nhiễm Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Số ca bệnh trên được ghi nhận tại 306/312 xã phường, thị trấn. Trong đó 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% phát hiện trong các khu phong tỏa, 23% phát hiện tại cộng đồng và qua sàng lọc tại bệnh viện.

Hiện toàn TP.HCM có 738 điểm phong tỏa ở khắp 22 quận, huyện và TP. Thủ Đức. Để kiểm soát dịch bệnh, chúng ta cần quyết liệt thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị 10 của UBND TP, quy định tại khu phong tỏa và cách ly tuyệt đối khu phong tỏa với khu vực xung quanh; tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống dịch Covid-19 tại khu công nghiệp, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, khu nhà trọ và phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để làm giảm yếu tố nguy cơ, nguồn lây nhiễm và sự phát tán nhanh của mầm bệnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/tphcm-co-hon-6600-ca-nhiem-covid-19-phong-toa-738-diem-khap-22-quan-huyen-tp-thu-duc-161210507202444549.htm

TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 10, đã có 306/312 xã, phường, thị trấn có ca mắc Covid-19

TP.HCM sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước bối cảnh ghi nhận hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 44 tử vong là công nhân khu công nghiệp - Báo Người  lao động

Tối 5/7, Bộ Y tế công bố thêm 270 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại TP.HCM, nâng tổng số ca nhiễm của TP trong đợt bùng phát dịch thứ 4 lên 6.679 ca nhiễm.

Theo Sở Y tế cho biết, hơn 6.000 ca bệnh trên được ghi nhận tại 306/312 xã phường, thị trấn. Trong đó 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% phát hiện trong các khu phong tỏa, 23% phát hiện tại cộng đồng và qua sàng lọc tại bệnh viện.

TP.HCM đang trải qua 2 đợt dịch từ ngày 26/5 đến 14/6 với sự bùng phát của chuỗi dịch truyền giáo Phục Hưng. Từ 15/6 đến nay với nhiều chuỗi dịch trong cộng đồng.

Cụ thể, tính từ ngày 15/6/2021 đến hết 4/7, số ca bệnh chiếm 79% tổng số ca của 2 đợt dịch thông qua việc phát hiện trong khu cách ly, khu phong tỏa, khám sàng lọc tại bệnh viện, xét nghiệm giám sát tại cộng đồng.

Trong đó, quận – huyện có số ca bệnh tăng > 40 ca /100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: Quận 1, quận 3, quận 7, quận 8, quận 9, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn. Các quận – huyện có số ca bệnh tăng từ 20 đến 40 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: Quận 5, quận 10, quận 11, Nhà Bè, Tân Bình, Tân Phú, TP. Thủ Đức.

Các quận – huyện còn lại có ca bệnh tăng dưới 20 ca/100.000 dân (quận 6, quận 12, Bình Thạnh, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Phú Nhuận).

TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 10, đã có 306/312 xã, phường, thị trấn có ca mắc Covid-19 - Ảnh 1.

Việc truy vết, khoanh vùng, cách ly đang được diễn ra khẩn trương

Trước những số liệu trên, Sở Y tế TP.HCM nhận định, xu hướng số bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, tác nhân gây bệnh đã có ở khắp thành phố và số ca bệnh trong vùng phong tỏa ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, ngành Y tế TP.HCM cho rằng, để kiểm soát dịch bệnh cần có những biện pháp quyết liệt như sau:

Thứ nhất, giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh qua việc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/6/2021 của UBND TP.

Thứ hai, loại bỏ (làm giảm) nguồn lấy nhiễm trong cộng đồng; trong đó, những khu vực đang phong tỏa phải thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn cách ly tế vùng có dịch Covid-19, đảm bảo cách ly tuyệt đối trong khu vực phong tỏa và giữa khu vực phong tỏa với các khu vực xung quanh.

Tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm nguồn lây. Điều tra dịch tễ, truy vết nhanh các trường hợp F0, chuyển cách ly tập trung F1 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên và mẫu đơn RT-PCR.

Sáng 1 3, không có ca mắc mới COVID-19, 1.876 bệnh nhân được chữa khỏi

Tại các ổ dịch trên địa bàn: Thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đồng thời thực hiện xét nghiệm mẫu gộp ở phạm vi tổ dân phố, mở rộng khu phố…

Lặp lại xét nghiệm để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng. Trong đó, tại khu vực phong tỏa, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 1-3 ngày/lần; khu vực có nguy cơ cao, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 5 – 7 ngày/lần.

Thứ ba, làm giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh qua việc tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống dịch Covid-19 trong khu công nghiệp; các chợ đầu mối, chợ truyền thống phải có giải pháp triệt để phòng ngừa lây lan cho các tiểu thương, người mua và nhân viên quản lý, hậu cần của chợ.

Khu nhà trọ ở các quận huyện cho các công nhân cần có giải pháp giãn cách để tránh lây lan; Tăng cường phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để hạn chế số lượng bệnh nhân nhằm tránh quá tải hệ thống bệnh viện.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/tphcm-tiep-tuc-gian-cach-theo-chi-thi-10-da-co-306-312-xa-phuong-thi-tran-co-ca-mac-covid-19-161210507195503331.htm