Mẹ bắt con gái quỳ chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng không nhận

Hình ảnh cô bé tóc tai rũ rượi bị mẹ bắt quỳ gối trong khuôn viên một trường dân lập, cạnh con phố lớn bao người qua lại chỉ vì thi trượt lớp 10 thực sự ám ảnh tôi.

Trưa 1/7, tôi khựng lại khi nghe tiếng quát lớn “quỳ xuống, mày không quỳ tao đánh chết mày luôn” vọng ra từ một trường dân lập trên phố Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tôi vội dừng xe thì đập vào mắt tôi là hình ảnh một bé gái sợ hãi quỳ gối ở lối đi nhỏ trong khuôn viên trường trước gương mặt giận dữ của một phụ nữ tóc ngắn, tay người phụ nữ ấy vung lên.

Một vài người lớn mặc đồ chống nắng lao vào can ngăn. Người phụ nữ chưa kịp đánh đứa trẻ nhưng hét lên: “Để yên cho tôi dạy con. 7 năm học sinh giỏi mà giờ đến trường tư người ta cũng không thèm nhận. Hôm nay, tao phải đánh cho mày chết thì thôi”.

Mẹ bắt con gái quỳ chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng  không nhận

Theo lời một số bạn trẻ chứng kiến sự việc từ đầu, đây là hai mẹ con đến đăng ký học tại trường. Cô con gái trước đó thi trượt kỳ thi vào lớp 10 trường công lập.

Cơn giận dữ trút xuống đầu con trẻ

Không rõ vì lý do nào đó mà ngay cả trường dân lập này nhà trường cũng không nhận. Người mẹ bức xúc nên quay ra chửi rủa con, đỉnh điểm khi ra khỏi văn phòng trường, chị này đã bắt con quỳ xuống lối đi để xin lỗi.

Nhìn hình ảnh bé gái nhẫn nhịn quỳ gối trước bao ánh mắt khiến tôi thực sự xót xa. Không biết lúc này bà mẹ muốn gì ở đứa con gái bé bỏng ấy?

Đó có phải là sự bất lực, là đỉnh điểm của sự thất vọng sau chuỗi ngày chạy ngược chạy xuôi tìm trường cho con bất thành của bậc phụ huynh có con thi trượt lớp 10?

3 năm trước con tôi cũng thi vào lớp 10. Thời điểm ấy, tôi nghe các bậc phụ huynh đánh giá kỳ thi chuyển cấp này thậm chí còn gay gắt hơn cả thi đại học. Lý do là vì ở Hà Nội, nhiều năm nay chỉ hơn 60% học sinh đỗ vào trường công lập, có nghĩa là gần 40% các em sẽ phải chọn những con đường khác.

Cánh cửa nguyện vọng không phải luôn mở cho tất cả sĩ tử, và nhiều lúc thực tế nghiệt ngã khi có học sinh học rất giỏi, tỷ lệ đỗ ước tính khá cao nhưng cuối cùng đã tuột mất ngôi trường công lập yêu thích, thậm chí nguyện vọng 2 dự phòng cũng không thể vào.

Thi trượt không phải là thất bại!

Con thi trượt, phụ huynh thất vọng 1 thì những đứa trẻ thất vọng 10 bởi chúng không chỉ bỏ lỡ cơ hội trước một trong những cuộc thi quan trọng nhất của đời học sinh mà còn phải chịu áp lực đổ dồn từ kỳ vọng của cha mẹ.

Dẫu biết rằng, cha mẹ nào cũng muốn con cái khỏe mạnh, học hành tử tế, giỏi giang nhưng kỳ vọng quá lớn sẽ khiến phụ huynh hụt hẫng, thất vọng, thậm chí sốc khi biết kết quả học tập của các con không như mình muốn.

Vậy là thay vì bình tĩnh tìm hướng đi phù hợp, nhiều bố mẹ lao đi khắp nơi rải hồ sơ, rồi than thở, rồi chì chiết về kết quả của con. So bì kết quả với “con nhà người ta”, thậm chí bắt con quỳ trước sân trường như bà mẹ trên… Dù vô tình hay cố ý, chính cha mẹ đã biến không khí gia đình trở nên nặng nề, căng thẳng.

Khi không được bố mẹ thấu hiểu, nâng đỡ, nỗi buồn thi trượt khiến các em rơi vào tuyệt vọng, nhụt chí gấp nhiều lần.

Ở độ tuổi bồng bột, không kiểm soát được hành vi, có em rơi vào trạng thái trầm cảm, tìm đến những lựa chọn tiêu cực bởi suy nghĩ thi trượt là mắc tội lớn khiến gia đình khổ sở.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương (Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng, thay vì la mắng, chì chiết, cha mẹ hãy đồng cảm, chia sẻ, giúp con em đứng lên sau vấp ngã và định hướng con đường sau này.

Học tập là quá trình cả đời chứ không chỉ 12 năm trên ghế nhà trường và 4 năm ở giảng đường đại học.

Với sự đa dạng của các loại hình học tập hiện nay, cánh cửa trường công lập khép lại cũng đồng nghĩa mở ra nhiều lối đi khác: trường dân lập, bổ túc văn hoá, các trường trung cấp vừa học văn hoá vừa đào tạo nghề…

Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải giúp con cái tìm ra được sở thích, đam mê và thế mạnh của bản thân để phát triển.

“Việc học chưa bao giờ dừng lại bởi một kỳ thi. Và thi trượt không phải là thất bại mà chỉ là ngã rẽ một ngả đường khác, đi tới thành công theo một cách khác.

Bố mẹ hãy bên con trong những lúc con tuyệt vọng nhất, đừng đem thất vọng của mình đổ lên đầu những đứa trẻ ở tuổi ‘ăn chưa no, lo chưa tới’, một thế hệ mà ‘vượt sướng’ còn khó hơn vạn lần ‘vượt khó’ ngày xưa”, cô giáo Hương bày tỏ.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên thành đạt nên luôn đặt kỳ vọng vào con cái. Trong một số trường hợp, sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ đã vô tình tạo áp lực đẩy con vào bế tắc.

Khẩn: 1 địa phương hoãn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đợt 1

Sở GD&ĐT đã có công văn khẩn thông báo hủy kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đợt 1 vì dịch Covid-19 ở 1 thị xã.

Chiều 3/7, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định gửi công văn khẩn về việc không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 1) trên địa bàn TX Hoài Nhơn, để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Hoài Nhơn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh, Sở GD&ĐT quyết định không tổ chức kỳ thi (đợt 1) tại địa phương này.

Sở GD&ĐT đề nghị hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn TX. Hoài Nhơn và giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên TX Hoài Nhơn thông báo cho phụ huynh và thí sinh biết. Đồng thời, tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục ôn tập kiến thức, chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2) đạt kết quả tốt.

Theo kế hoạch kỳ thi, tại Hoài Nhơn có 5 điểm thi, gồm: Trường THPT Tăng Bạt Hổ (387 thí sinh), Trường THPT chuyên Chu Văn An (505 thí sinh), Trường THPT Nguyễn Trân (676 thí sinh), Trường THPT Lý Tự Trọng (483 thí sinh) và Trường THPT Nguyễn Du (493 thí sinh).

Tính đến chiều ngày 3/7, Bình Định có tổng số 9 ca dương tính, tất cả đều nằm trên địa bàn TX. Hoài Nhơn

“Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học” sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng

Lê Hoàng Quốc là 1 trong những sĩ tử đặc biệt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.

THPT Quốc gia là kì thi quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi sĩ tử vì quyết định phần lớn công việc sau này. Song vậy, cũng không tránh khỏi có những thí sinh lại lỡ ngủ quên dẫn đến chuyện suýt thì mất luôn cơ hội thi.

Ở trong kì thi năm ngoái, nam sinh Lê Hoàng Quốc (lớp 12D1, trường THPT Số 1 Lào Cai) là trường hợp đặc biệt như thế. Anh chàng đã ngủ quên đến mức cảnh sát giao thông phải đến tận nhà phá cửa gọi dậy đi thi, mặc nguyên chiếc quần ngủ đến điểm thi.

Sau đó, nam sinh giải thích chuyện ngủ quên là do gia đình có buổi khai trương nhà hàng, bản thân đặt báo thức nhưng điện thoại lại hết pin. Gia đình sau khi biết chuyện cũng được một phen hoảng loạn, phải vội cắt cử người đến chăm sóc cho Hoàng Quốc tốt hơn.

Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng - Ảnh 1.

Nam sinh ngủ quên đến mức CSGT phải phá cửa gọi dậy đi thi năm nào

Thành tích học đáng nể, thi đỗ vào trường mong ước

Dù phải để CSGT phá cửa gọi dậy đi thi, bị CĐM réo tên ầm ầm cả MXH song nam sinh này vẫn giữ tâm lý khá bình thản. Một phần đến từ việc 10x có thành tích học tập khá tốt, đã đỗ nguyện vọng 1 trước đó nên không quá áp lực, chỉ áng chừng bản thân khoảng 5 – 8 điểm.

Kết quả thi tốt nghiệp của Hoàng Quốc cũng ở mức khá: 7 điểm Toán, 6,75 môn Ngữ văn, 5,25 môn Lịch sử, 7,5 môn Địa lý, 7,75 môn GDCD, 6,83 môn Khoa học Xã hội và 4,4 môn Tiếng Anh.

Sau đó, Hoàng Quốc đỗ vào trường Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT (thuộc Đại học FPT).

Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng - Ảnh 2.

Từ thời cấp 3, thành tích của nam sinh cũng ở mức tốt, từng đoạt giải Nhất kì thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Hoàng Quốc cũng chính là chủ nhân “cây ATM gạo học đường” đầu tiên của Lào Cai để phát cho người nghèo, sau đó là máy sát khuẩn toàn thân tự động được đặt tại cổng trường học.

Nghỉ học đại học, có công việc thu nhập cực khủng

Khi đi học được 4 – 5 tháng, Hoàng Quốc quyết định nghỉ học. Lý do được đưa ra bởi sau một thời gian, 10x cảm thấy không hợp với ngành mình lựa chọn.

Anh chàng cũng khiến dân tình ngạc nhiên khi chia sẻ số dư tài khoản lên đến 1,2 tỷ đồng trên trang cá nhân. 10x cho biết đó là số tiền tích cóp được từ lúc nghỉ học cho đến bây giờ, cũng là thành quả mà tuổi 18 đem lại.

Hoàng Quốc có công việc mới là chạy ads, viết code cho ứng dụng trên Facebook. Có được thu nhập khủng song đánh đổi của chàng trai này là thời gian cũng như áp lực làm việc căng thẳng.

Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng - Ảnh 3.

10x tâm sự dành đến 18 tiếng/ngày cho công việc, thời gian ăn là 30 phút, còn lại chỉ ngủ 3,5 – 4 tiếng. Tuy mệt mỏi song 10x cũng không cảm thấy hối hận khi được làm điều mình thích, cũng giúp đỡ được gia đình nhiều hơn.

“Mình thường lấy người thầy của mình làm tấm gương. Thầy mình chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày thôi. Gia đình mình cũng biết chuyện bỏ học đi làm và ủng hộ quyết định này. Mà thực tế không phải mình bỏ học mà là đi học hỏi thêm kiến thức bên ngoài để phục vụ cho công việc sau này”.

Tuy nhiên, Hoàng Quốc cũng không khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi việc nghỉ học vì không phải cuộc sống của ai cũng giống nhau. Thực tế dù nghỉ học nhưng thành tích của Hoàng Quốc trước đó đã rất tốt rồi, trở thành tiền đề để 10x nhận được công việc tốt như hiện tại.

Nam sinh ngủ quên được CSGT phá cửa gọi dậy đi thi đại học sau 1 năm: Đã bỏ học, công việc khủng đến mức tiết kiệm được cả tỷ đồng - Ảnh 4.

Cây ATM gạo do Hoàng Quốc sáng chế được đặt ở cổng trường THPT Số 1 Lào Cai

Ảnh: Internet

Theo Infonet

Nguồn:https://infonet.vietnamnet.vn/gia-dinh/cung-con-truong-thanh/me-bat-con-gai-quy-chi-vi-7-nam-hoc-sinh-gioi-ma-gio-lop-10-truong-tu-cung-khong-nhan-288959.html