Đồng Nai phát hiện thêm 72 ca mắc Covid-19, đã có lây nhiễm thứ phát

Tại Đồng Nai, đã có sự lây nhiễm thứ phát ghi nhận đến vòng 2 (F2 đã nhiễm bệnh). Đa số các ổ dịch ở chợ nên lây lan rất phức tạp, ghi nhận sự lây nhiễm vào các khu công nghiệp, nhà trọ công nhân.

Sáng 11/7, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, Đồng Nai ghi nhận thêm 72 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó tập trung ở các phường: Hoá an, Hoà Bình, Tân Biên, Phước Tân, ở một số phường khác thuộc TP. Biên Hòa và các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch…

Đa số các ca nhiễm liên quan đến các chợ Hoá An, Tân Biên, Phước Tân, có nguồn lây chủ yếu từ các chợ đầu mối Bình Điền và Thủ Đức (TP.HCM).

Tổng số ca dương trong đợt dịch thứ 4 là 274 ca. Trong đó, huyện Thống Nhất là 104 ca, chủ yếu liên quan đến chợ Hóc Môn.

TP. Biên Hoà có 83 ca liên quan đến các chợ Hoá An, Tân Biên, Phước Tân, nguồn lây chủ yếu từ chợ đầu mối Bình Điền và Thủ Đức.

Đồng Nai phát hiện thêm 72 ca mắc Covid-19, đã có lây nhiễm thứ phát - Ảnh 1.

Khu vực phong toả tại phường Hố Nai, TP. Biên Hoà

Nhơn Trạch có trên 30 ca, là công nhân xây dựng tại một công trình và đến từ TP.HCM, ở trong các khu nhà trọ. Các huyện, thành phố đều ghi nhận ca dương liên quan đến các chợ trên. Một số đã lây nhiễm đến F1.

Lãnh đạo CDC Đồng Nai nhận định, các ca dương có nguồn lây bệnh chủ yếu từ các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức xâm nhập vào các chợ đầu mối tại Đồng Nai và lan ra một số chợ khác trong toàn tỉnh.

Đối với các chợ Hoá An, Tân Biên, Phước Tân có số lượng tiểu thương liên quan đến các chợ ở TP.HCM nhiều nhất tạo ra các ổ dịch với số ca dương lớn tập trung ở các phường: Hoá An, Hoà Bình, Tân Biên, Phước Tân và 1 số phường, địa phương khác như huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch…

Bên cạnh đó, đã có sự lây nhiễm thứ phát ghi nhận đến vòng 2 (F2 đã nhiễm bệnh). Đa số các ổ dịch ở chợ nên lây lan rất phức tạp, ghi nhận sự lây nhiễm vào công ty Pouchen (Biên Hòa), công ty Pousung (Vĩnh Cửu), một số khu nhà trọ cho công nhân, việc kiểm soát nguồn lây sẽ rất khó khăn, nguy cơ dịch bệnh lây lan trong khu công nghiệp rất cao.

Đồng Nai phát hiện thêm 72 ca mắc Covid-19, đã có lây nhiễm thứ phát - Ảnh 2.

Hiện nay Đồng Nai đã phong toả 6 phường tại TP. Biên Hoà

Dự báo trong những ngày tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca dương tăng từ các tiểu thương ở chợ và các trường hợp F1, F2, có thể đến F3 cũng đã nhiễm bệnh. Có thêm các ổ dịch thứ phát trong các chợ khác, khu nhà trọ, khu dân cư và doanh nghiệp.

Để triển khai nhanh chóng, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, TP. Biên Hòa đã thiết lập sở chỉ huy tiền phương với sự hỗ trợ về chuyên môn của CDC Đồng Nai để tăng tốc và xử lý quyết liệt các ổ dịch trên địa bàn thành phố.

Đồng Nai phát hiện thêm 72 ca mắc Covid-19, đã có lây nhiễm thứ phát - Ảnh 3.

Công nhân công ty Pouchen, Biên Hòa đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Theo lãnh đạo CDC Đồng Nai, các ổ dịch từ chợ rất khó để kiểm soát nguồn lây, dịch sẽ xâm nhập vào các các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện… Do đó, cần phải chủ động rà soát diện rộng, nhất là tại các doanh nghiệp, nhà máy… cần tăng tốc xét nghiệm tầm soát để phát hiện, xử lý sớm ngăn chặn dịch bệnh lây lan để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy nhanh việc truy vết, xét nghiệm cho tiểu thương tại các chợ trong toàn tỉnh, chú trọng người đến hoặc liên quan đến các chợ đầu mối Hóc môn, Bình điền, Thủ Đức và chợ tại TP. Biên Hòa như Hoá An, Tân Biên, Phước Tân.

Nhất là phát hiện sớm các F1 đã dương tính để cách ly. Tiếp tục rà soát, quản lý, cách ly và xét nghiệm nhanh người về từ TP.HCM, Bình Dương trong vòng 30 ngày qua và tổ chức xét nghiệm tầm soát trong tất cả các khu nhà trọ trong tỉnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/dong-nai-phat-hien-them-72-ca-mac-covid-19-da-co-lay-nhiem-thu-phat-161211107122730588.htm

Cách tính tiền phạt khi vi phạm Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội

Thời gian qua, TP.Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã thực hiện áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội.

Trong đó, nhiều người thắc mắc cùng là lỗi không mang khẩu trang tại nơi công cộng nhưng có trường hợp bị phạt 2 triệu đồng, có trường hợp bị phạt 3 triệu đồng, vậy mức phạt cụ thể được xác định như thế nào?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ pháp lý sau đây:

Thứ nhất, thời gian qua các vi phạm về Chỉ thị 16 thường là không mang khẩu trang nơi công cộng, ra đường mà không có lý do chính đáng (bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP); tập trung đông người nơi công cộng (bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Thứ hai, theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Ví dụ: Đối với lỗi không mang khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt tiền 2 triệu đồng [(1 triệu đồng + 3 triệu đồng) : 2 = 2 triệu đồng]. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể dưới 2 triệu đồng, nhưng không được dưới 1 triệu đồng. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể trên 2 triệu đồng, nhưng không được vượt quá 3 triệu đồng.

Thứ ba, theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

Thấy nhà bên nhậu nhẹt, bán hàng vỉa hè giữa mùa dịch, "bà hàng xóm" chụp ảnh gửi ngay cho app Help 114 để công an xử lý

– Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

– Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.

– Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

– Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

– Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.

– Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.

– Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Thứ tư, theo Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

– Vi phạm hành chính có tổ chức.

– Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm.

– Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

– Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính.

– Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính.

– Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

– Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

– Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

– Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.

– Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Lưu ý, tình tiết nêu trên đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cach-tinh-tien-phat-khi-vi-pham-chi-thi-16-ve-gian-cach-xa-hoi-162211107111750166.htm

Trưa 11-7: 633 ca COVID-19, riêng TP.HCM 600 ca

Trưa 11-7, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận 633 ca COVID-19, riêng TP.HCM 600 ca, đưa tổng ca nhiễm ở TP.HCM lên hơn 12.000 ca.

Theo Bộ Y tế, tính từ 6h đến 12h ngày 11-7 có 633 ca mắc mới (BN 28471-29103), trong đó 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu. 

632 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (600), Bắc Giang (9), Hà Nội (6), Hưng Yên (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Ninh Thuận (2), Hà Tĩnh (2), Bình Thuận (2), Bình Định (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (1). 

Trong đó, 482 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. 

632 ca ghi nhận trong nước:

Ninh Thuận 2 ca (BN28471-BN28472): 1 ca là F1 của BN19313; 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Nai. 

Sáng 8 11, Việt Nam không có ca mắc COVID-19

Bình Định 1 ca (BN28473): nam, 36 tuổi, địa chỉ tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; có tiền sử đi về từ tỉnh Phú Yên, đã chủ động khai báo y tế. 

Đắk Nông 1 ca (BN28474): nữ, 22 tuổi, địa chỉ tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế. 

Hà Nội 6 ca (BN28475-BN28478, BN28480, BN28503): là các trường hợp trong khu vực đã được cách ly. 

Lâm Đồng 1 ca (BN28479): nữ, 27 tuổi, địa chỉ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; liên quan đến BN23668, đã được cách ly từ trước. 

Hà Tĩnh 2 ca (BN28481-BN28482): có tiền sử đi về từTP.HCM, đã chủ động khai báo y tế. 

Bắc Giang 9 ca (BN28483-BN28490, BN28494): là các trường hợp F1 trong khu vực cách ly, khu vực đã được phong tỏa.  

Hưng Yên 3 ca (BN28491-BN28493): 2 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 1 ca là F1 của BN15135. 

TP Hải Phòng 1 ca (BN28494): nam, 81 tuổi, địa chỉ tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng; là F1 của BN14452, đã được cách ly từ trước. 

Bình Thuận 2 ca (BN28496-BN28497): 1 ca là F1 của BN24318; 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Nai. 

Bà Rịa – Vũng Tàu 3 ca (BN28498-BN28500): là các trường hợp F1, đã được cách ly tập trung từ trước. 

Kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly tại Hà Nam - Báo Nhân Dân

Thanh Hóa 1 ca (BN28502): nữ, 12 tuổi, địa chỉ tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế. 

TP.HCM 600 ca (BN28504-BN29103): 450 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 150 ca đang điều tra dịch tễ. 

Như vậy ngày 11-7 TP.HCM đã ghi nhận 1.043 ca, tổng số ca TP.HCM ghi nhận đến nay là 12.658 ca.

Tính đến 12h ngày 11-7, Việt Nam có tổng cộng 27.185 ca ghi nhận trong nước và 1.918 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 25.615 ca, trong đó có 6.430 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Nam, Lào Cai. 

Có 8 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Cần Thơ, Bến Tre, Thừa Thiên – Huế, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Đắk Nông.

Siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu tạm ngưng hoạt động vì ca nghi mắc

VGP News :. | Hà Nội ghi nhận thêm một ca mắc COVID-19 | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH  PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 11-7, bà Phạm Thị Thúy Hằng – phó chủ tịch UBND quận 3, TP.HCM – cho biết tối 10-7, quận nhận được thông báo từ siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu (phường 6) phát hiện một ca nghi mắc COVID-19.

Ngay sau khi nhận được thông tin, quận đã đề nghị tổng kho hàng Co.op phân bổ nguồn hàng cho các siêu thị Co.op trên địa bàn quận để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Hiện siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu phải tạm ngưng hoạt động trong ngày 11-7 để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/trua-11-7-633-ca-covid-19-rieng-tp-hcm-600-ca-202107111208344.htm