Chưa kiểm soát được dịch, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường

Sắp kết thúc 15 ngày cách ly xã hội, tuy nhiên thành phố chưa kiểm soát được dịch COVID-19 buộc lãnh đạo TP.HCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp tăng cường ở những khu vực có nguy cơ rất cao.

Tại cuộc họp báo diễn ra vào tối 21/7, ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng 15 ngày (kể từ ngày 9/7) đã sắp kết thúc nhưng số ca dương tính được phát hiện hàng ngày vẫn tăng cao, còn diễn biến phức tạp.

Chưa kiểm soát được dịch, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường - Ảnh 1.

Số bệnh nhân mắc COVID-19 được phát hiện mỗi ngày vẫn đang ở mức rất cao.

Báo cáo của ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho thấy, ngày 21/7 thành phố ghi nhận thêm 5840 ca dương tính với SARS-CoV-2, hiện có 33.838 bệnh nhân đang điều trị, đỉnh dịch có thể chưa đạt và còn diễn biến phức tạp trong vài ngày tới.

“Khi triển khai cách ly xã hội, thành phố đã đề ra 3 kịch bản: Một là, kiểm soát được dịch COVID-19, lúc này sẽ xem xét lại việc thực hiện Chỉ thị 16; có thể là Chỉ thị 16 hay Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19; hai là, chúng ta chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng, lúc này sẽ tiếp tục Chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện 16+ ở một số địa bàn; kịch bản thứ 3 là dịch gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát, thành phố phải tính đến tình huống phong tỏa với biện pháp mạnh hơn”- ông Tâm báo cáo.

Tuy nhiên, theo ông Mãi, trong 3 kịch bản đã đề ra thì đến nay phù hợp nhất là tình huống thứ hai, thành phố sẽ tiếp tục Chỉ thị 16 và có thể tăng cường các giải pháp khác. Theo đó, thành phố đang chuẩn bị cho giải pháp Chỉ thị 16 tăng cường, tập trung tuyên truyền vận động giám sát để người dân và các tổ chức cá nhân trên địa bàn giãn cách xã hội triệt để hơn giữa nhà với nhà, người với người, hạn chế tối đa tiếp xúc lây lan mầm bệnh trong cộng đồng. Đối với khu vực đông dân cư, có nguy cơ lây nhiễm ở mức rất cao, thời gian cách ly vừa qua chưa đảm bảo quy định chống dịch thành phố sẽ có biện pháp giãn dân để giảm mật độ, hạn chế tiếp xúc.

Chưa kiểm soát được dịch, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường - Ảnh 2.

Thành phố sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 và tăng cường các biện pháp tại khu vực nguy cơ lây nhiễm rất cao

Cùng với phương án giãn cách xã hội, theo ông Mãi thành phố sẽ tập trung cao vào việc phân loại, phân tầng quản lý, điều trị F0. Theo đó, với những người vừa test nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính (nghi nhiễm) sẽ tạm chờ ở phường xã, thị trấn sau đó lấy mẫu đơn làm xét nghiệm PCR nếu dương tính và không có bệnh nền hoặc những bất thường khác về sức khỏe, người bệnh sẽ cách ly tại cơ sở để theo dõi, giám sát. Trên thực tế, số bệnh nhân này chiếm khoảng 70% trong tổng số những trường hợp mắc COVID-19.

Với nhóm bệnh nhân có triệu chứng cần điều trị sẽ điều trị tại bệnh viện tuyến quận. Nhóm bệnh nhân có triệu chứng và bệnh lý nền cần điều trị ở tuyến cao hơn của thành phố chiếm 20% đến 25%. Đối với bệnh nhân nặng, nguy kịch sẽ tập trung điều trị tại các bệnh viện chuyên sâu về COVID-19 để hạn chế tỷ lệ tử vong.

Đảm bảo đủ hàng hoá thiết yếu cho tiếp tục giãn cách

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cũng nhấn mạnh thành phố sẽ tăng cường cung ứng nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm phục vụ người dân trong thời gian tiếp tục giãn cách xã hội. Các chợ đầu mối đang từng bước mở điểm trung chuyển, chợ truyền thống an toàn cũng từng bước được mở cửa hoạt động trở lại. Sắp tới, người vận tải hàng hóa từ bên ngoài vào thành phố sẽ không được tiếp xúc với người sống ở thành phố, lực lượng bốc vác cũng phải ở riêng không tiếp xúc với tài xế và không tiếp xúc lực lượng điều phối.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ siết chặt các giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp theo phương án an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất cả trong và ngoài nước. Lãnh đạo thành phố kêu gọi người dân thực hiện triệt để cách ly xã hội trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày tới để dịch sớm lập đỉnh và giảm dần, đưa đời sống của cả xã hội vào giai đoạn bình thường mới.

Theo Tiền Phong

Nguồn: https://tienphong.vn/chua-kiem-soat-duoc-dich-tphcm-ap-dung-chi-thi-16-tang-cuong-post1357850.tpo

Sáng 22/7, thêm 2.967 ca COVID-19, tổng số ca mắc tại Việt Nam vượt mốc 71.000

Bản tin dịch sáng 22/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.967 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh đã 2.433 ca. Đến nay, tổng số ca mắc tại Việt Nam đã lên đến 71.144. Hơn 4,36 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm chủng tại Việt Nam.

Thông tin các ca mắc mới:

– Tính từ 19h30 ngày 21/7 đến 6h ngày 22/7 có 2.967 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 2965 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.433), Long An (233), Bình Dương (64), Đồng Nai (53), Tiền Giang (41), Vĩnh Long (38), Bến Tre (28), Đà Nẵng (27), An Giang (15), Kiên Giang (10), Hậu Giang (5), Bình Phước (5), Hải Phòng (3), Cần Thơ (3), Hà Nội (2), Sơn La (2), Quảng Bình (2), Huế (1) trong đó có 181 ca trong cộng đồng.

– Từ khi dịch xảy ra, Quảng Bình đã ghi nhận 2 ca mắc đầu tiên. Các trường hợp này đều là các F1, đã được cách ly.

 Sáng 22/7, thêm 2.965 ca COVID-19, nâng tổng số ca mắc của Việt Nam lên trên 71.000 ca  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Tính đến sáng ngày 22/7, Việt Nam có tổng cộng 71.144 ca mắc, trong đó có 2.101 ca nhập cảnh và 69.043 ca mắc trong nước.

– Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 67.473 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 09/61 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Tình hình điều trị

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 11.971 ca.

– Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 123 ca.

– Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm trong ngày là 93.160 cho 367.921 lượt người. Tính từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người.

VGP News :. | Thêm 40 ca mắc COVID-19 tại 6 tỉnh, thành | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH  PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày có 31.220 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

– Nhằm góp phần bảo đảm công tác an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại quyết định số 3518/QĐ-BYT ngày 20/7/2021 áp dụng cho toàn bộ các cơ sở thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.

– Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ; Bộ Y tế đã có công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID- 19 tại chợ đối với các địa phương trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/sang-22-7-them-2967-ca-covid-19-tong-so-ca-mac-tai-viet-nam-vuot-moc-71000-161212207060622948.htm