TP.HCM: Người đàn ông thản nhiên hoàn thành hết bài tập thể dục nơi công cộng giữa dịch Covid-19 dù bị công an nhắc nhở

Hành động của một người đàn ông tại TP.HCM trong thời gian giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 khiến không ít người bức xúc.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP.HCM, từ 0h ngày 9/7, toàn TP.HCM đã tiến hành giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hàng quán và dịch vụ ăn uống mang về cũng buộc phải dừng hoạt động.

Dù có nhiều thay đổi trong cuộc sống nhưng để nhanh chóng khống chế dịch bệnh, tất cả người dân đều đồng lòng tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn có một số người không nghiêm túc chấp hành dù đã có những biện pháp xử phạt hành chính vô cùng rõ ràng.

Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt

Anh thanh niên cố tình không chấp hành và có thái độ không quan tâm gây khó khăn cho tổ công tác phòng chống dịch.   

Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt
Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt
Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt
Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt

1 đoạn video vừa được đăng tải đã ghi lại hình ảnh khó hiểu của 1 người đàn ông tại TP.HCM khi vẫn kiên quyết giữ thói quen tập thể dục buổi sáng tại công viên, bất chấp quy định. Thậm chí, người này còn không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng.

Dù lực lượng chức năng đã đến giải thích và yêu cầu người đàn ông về nhà thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên, trong cả đoạn video dài hơn 6 phút, người này vẫn không hề có bất cứ phản ứng nào, điềm nhiên hoàn thành bài tập thể dục của mình.

Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt
Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt
Thanh niên body chuẩn gymer không đeo khẩu trang tập thể dục, tập full bài mới chịu lên phường nộp phạt

Rất nhiều người dân xung quanh tỏ ra bức xúc trước hành động và thái độ của người đàn ông này. Khi video về sự việc được đăng tải lên mạng xã hội đã lập tức nhận được những phản ứng gay gắt:

“Ông này bị sao vậy trời, nếu muốn tập thể dục thì mấy động tác đó ở nhà vẫn làm được mà, đâu nhất thiết ra đường. Mong công an và lực lượng chức năng nhanh chóng giải quyết chuyện này.”

“Ý thức còn thua kém cả mấy bé mắc Covid-19 tự xách đồ đi ra xe đến nơi cách ly. Đúng là điếc không sợ súng.”

“Tập thể dục đúng là để nâng cao sức khỏe nhưng tập vào mùa dịch chốn công cộng lại không đeo khẩu trang như này là hại sức khỏe cả bản thân và người xung quanh rồi.”

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/tphcm-nguoi-dan-ong-than-nhien-hoan-thanh-het-bai-tap-the-duc-noi-cong-cong-giua-dich-covid-19-du-bi-cong-an-nhac-nho-161211007122617571.htm

BS Nguyễn Trung Cấp: Có những bệnh nhân Covid-19 nặng rơi vào trạng thái “thiếu oxy yên lặng”

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, nhiều bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương phổi nặng và suy hô hấp, nhưng không có biểu hiện khó thở. Nếu các y bác sĩ thiếu kinh nghiệm, hoặc không đủ thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, có thể bỏ sót triệu chứng này và dẫn đến bệnh nhân nguy kịch hoặc tử vong.

Tính đến sáng 10/7, Việt Nam vượt 26.000 ca Covid-19, 110 bệnh nhân tử vong, trong đó nhiều người còn trẻ, không có bệnh lý nền. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang hỗ trợ tỉnh Đồng Tháp chống dịch, đã có buổi trao đổi về việc sàng lọc bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng và điều trị bệnh nhân Covid-19.

– Nguyên nhân tỷ lệ tử vong hiện nay tại Việt Nam thấp hơn so với thế giới? Trong đợt dịch thứ 4 này, công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 gặp những khó khăn nào?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Từ trước đến nay, các làn sóng dịch Covid-19 ở Việt Nam chủ yếu xảy ra tại các khu công nghiệp, người mắc bệnh là công nhân trẻ, ít bệnh nền, do đó số ca tử vong ít. Trong khi đó, Covid-19 “tấn công” bệnh viện, trên những nhóm bệnh nhân nặng, chúng ta phải chứng kiến tỷ lệ tử vong khá cao.

Trong tất cả các đợt dịch, chúng ta đều kiểm soát được số bệnh nhân không vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điều trị, theo dõi sát được các ca F0 ngay từ đầu, phát hiện và xử trí sớm các dấu hiệu nặng nên khống chế số bệnh nhân nặng không vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống hồi sức. Chưa từng xảy ra tình trạng thiếu máy thở, thiếu oxy, hay nhân viên y tế kiệt sức không thể chăm sóc bệnh nhân. Nhờ đó, chúng ta đã giữ được tỷ lệ tử vong chung do Covid-19 khá thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Đợt dịch này xảy ra trên diện rộng với số bệnh nhân nhiều hơn, đòi hỏi hệ thống điều trị phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giữ được thành quả đó.

BS Nguyễn Trung Cấp: Có những bệnh nhân Covid-19 nặng rơi vào trạng thái thiếu oxy yên lặng - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bộ Y tế)

– Bác sĩ đánh giá thế nào về năng lực của hệ thống hồi sức tại các tỉnh hiện nay so với tình hình dịch?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Chuyên ngành Hồi sức cấp cứu vốn khó, đòi hỏi đào tạo kỹ càng, công việc vất vả và thu nhập thấp trong ngành y, nên nhiều năm qua khả năng thu hút thầy thuốc theo chuyên ngành Hồi sức không nhiều.

Các trang bị hồi sức cấp cứu như máy thở, máy lọc máu, ECMO rất đắt tiền, lại không sinh lợi nhuận như những loại máy khác nên nhiều bệnh viện, nhiều địa phương chưa ưu tiên đầu tư.

3 trung tâm Hà Nội, TP.HCM và Huế – Đà Nẵng, cùng một số tỉnh lớn có đội ngũ y bác sĩ, trang bị Hồi sức cấp cứu tương đối mạnh. Các tỉnh khác còn nhiều hạn chế, khi dịch bùng phát được hỗ trợ từ Trung ương và các tỉnh bạn.

Nếu Covid-19 lây lan trên diện rộng, một số địa phương không còn được hỗ trợ, sẽ gặp khó khăn trong công tác điều trị bệnh nhân nặng.

– Sàng lọc các bệnh nhân không có triệu chứng như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Các bệnh nhân khi mới mắc Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng khởi phát hoặc không. Nhưng đa số sau 7 ngày, họ sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục. Cũng có nhiều bệnh nhân khi khởi phát không có triệu chứng gì đáng kể, nhưng sau 7 – 8 ngày lại rất nặng hoặc thậm chí tử vong. Do đó, giai đoạn đầu của bệnh, không thể biết trước bệnh nhân nào sẽ nặng hay nhẹ.

Thời điểm mấu chốt để sàng lọc, phân loại bệnh nhân nặng hay nhẹ là ngày thứ 7 – 8. Tuy nhiên, điều khó khăn là nhiều bệnh nhân khởi phát không triệu chứng nên không biết ngày nào là ngày thứ 7 – 8 của bệnh.

Bởi vậy, chúng ta cần coi những bệnh nhân mới dương tính trong tuần đầu tiên là nhóm có thể có nguy cơ diễn biến nặng, cần theo dõi sát và sàng lọc dấu hiệu nặng, đặc biệt chú trọng thời điểm ngày thứ 7 – 8.

Còn những bệnh nhân sau ngày thứ 8 mà không có dấu hiệu, diễn biến gì xấu có thể coi là những người bệnh nhẹ, không cần điều trị thêm và đưa ra cách ly chờ hồi phục để giảm tải cho bệnh viện.

Khó khăn lớn nhất hiện tại là nhiều thầy thuốc còn nhầm lẫn, cho rằng bệnh nhân nhập viện không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ nghĩa là họ là bệnh nhân nhẹ, rồi sắp xếp họ vào khu vực không được theo dõi sát và vì vậy không phát hiện được các diễn biến nặng kịp thời.

Ngoài ra, để nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ diễn biến nặng đòi hỏi phải có những xét nghiệm đánh giá về đông máu và miễn dịch. Các y bác sĩ cần biết cách phiên giải phù hợp kết quả xét nghiệm này. Do Covid-19 là bệnh lý mới xuất hiện, nhiều địa phương chưa thực hiện được các xét nghiệm, các thầy thuốc cũng chưa có kinh nghiệm nhận định, phiên giải. Nếu để muộn đến khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng như khó thở, sốc mới phát hiện ra thì hiệu quả điều trị kém đi nhiều.

Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị tổn thương phổi nặng và suy hô hấp, nhưng không có biểu hiện khó thở. Tình trạng này được gọi là “Thiếu oxy yên lặng”. Nếu các y bác sĩ thiếu kinh nghiệm, hoặc không đủ thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, có thể bỏ sót triệu chứng này và dẫn đến bệnh nhân nguy kịch hoặc tử vong.

– Hệ thống y tế phải làm gì, kiểm soát thế nào để nhóm bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng không diễn biến nặng?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Về công tác tổ chức, chúng tôi cho rằng phải coi những bệnh nhân Covid-19 trong tuần đầu kể từ khi phát hiện bệnh là nhóm có thể có nguy cơ diễn biến nặng, cần theo dõi sát. Bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn này, đặc biệt ngày thứ 7 – 8 nếu phát hiện các dấu hiệu nguy cơ hoặc biểu hiện nặng, cần chuyển bệnh nhân sang khu điều trị sớm. Từ đó, có thể ngăn ngừa xu hướng diễn biến nặng hoặc hồi sức kịp thời nếu tình trạng bệnh xấu đi.

Chỉ những bệnh nhân sau hơn 1 tuần không có dấu hiệu dự báo tiến triển nặng trên lâm sàng và xét nghiệm, mới được coi là bệnh nhân nhẹ và chuyển sang khu cách ly chờ hồi phục.

Tại vùng dịch Hải Dương hay Bắc Ninh trước đây, chúng tôi áp dụng mô hình điều trị tháp 3 tầng. Bệnh nhân Covid-19 mới phát hiện được nhập vào tầng 2 của tháp (Khu vực có khả năng theo dõi và sàng lọc dấu hiệu nặng). Nếu sau 7 – 8 ngày không có biểu hiện nặng thì được chuyển xuống tầng 1 của tháp (Khu vực cách ly chờ ra viện). Còn trong bất kỳ thời điểm nào phát hiện được xu hướng diễn biến nặng, bệnh nhân cần chuyển lên tầng 3 của tháp điều trị (Khu vực có thể điều trị và hồi sức tích cực).

BS Nguyễn Trung Cấp: Có những bệnh nhân Covid-19 nặng rơi vào trạng thái thiếu oxy yên lặng - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Viết Thanh)

– Tại Đồng Tháp nơi bác sĩ đang chi viện, tình hình điều trị các bệnh nhân Covid-19 hiện như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Tại Đồng Tháp, số ca bệnh mới ở mức trên 400. Điều không may là dịch bùng phát tại khoa Nội của Bệnh viện Sa Đéc. Đây là nơi điều trị các bệnh nhân có sẵn nhiều bệnh nặng như tiểu đường, suy thận giai đoạn cuối, thiếu máu cơ tim, ung thư,… nên khi nhiễm Covid-19 giống như giọt nước tràn ly dẫn đến nhiều bệnh nhân tử vong.

Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để cứu chữa các bệnh nhân còn lại. Với những ca mắc mới tại cộng đồng, chúng tôi áp dụng mô hình điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế và những kinh nghiệm đã có để giảm tỷ lệ diễn biến nặng.

Cũng giống nhiều tỉnh khác, Đồng Tháp gặp những khó khăn nhất định về nhân lực và trang thiết bị Hồi sức cấp cứu, năng lực kỹ thuật hồi sức. Chúng tôi đang đề xuất với Sở Y tế, lãnh đạo tỉnh và Bộ Y tế nhằm tháo gỡ những khó khăn này.

Chúng tôi cũng đã xây dựng phiên chế các đội điều trị, tổ chức tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế và chia sẻ kinh nghiệm điều trị. Đồng thời, thành lập các nhóm điều trị Covid-19 để thường xuyên trao đổi, hội chẩn và hướng dẫn xử trí từng tình huống. Nhóm chuyên gia cũng sẽ trực tiếp hỗ trợ những ca bệnh khó.

Tuy nhiên một số cơ sở điều trị còn thiếu các vật tư trang thiết bị và nhân lực để triển khai các xét nghiệm và kỹ thuật hồi sức cần thiết. Chúng tôi đang cùng Sở Y tế và các bệnh viện từng bước giải quyết những khó khăn này. Những gì vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương chúng tôi đã báo cáo Bộ Y tế để xin hỗ trợ.

Cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ!

Theo Tổ Quốc

Nguồn: http://toquoc.vn/bs-nguyen-trung-cap-co-nhung-benh-nhan-covid-19-nang-roi-vao-trang-thai-thieu-oxy-yen-lang-2202110710459813.htm

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì?

Ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16, người dân TP.HCM ra đường ngỡ ngàng khi gặp liên tiếp các chốt kiểm soát của công an kiểm tra người ra đường không lý do. Vậy CSGT, công an ở chốt sẽ kiểm tra các giấy tờ gì?

CSGT kiểm tra các giấy tờ chứng minh ra đường vì công việc thiết yếu của người dân /// Ảnh: Độc Lập

CSGT kiểm tra các giấy tờ chứng minh ra đường vì công việc thiết yếu của người dân. ẢNH: ĐỘC LẬP

Sáng 9.7 – ngày đầu tiên TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng dịch Covid-19. Người dân TP.HCM được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động.

Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, từ 6 giờ sáng, hàng loạt chốt kiểm soát ở các quận, huyện được lập nên có các lực lượng công an, CSGT, dân quân tự vệ, kiểm soát quân sự, cán bộ y tế… túc trực để kiểm tra người dân ra đường không lý do.

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 1

Tại chốt Lê Văn Sỹ, người dân xuất trình các giấy tờ khi được yêu cầu kiểm tra. ẢNH: ĐỘC LẬP

Theo lãnh đạo một đội CSGT trực chốt tại khu vực cửa ngõ TP, dù đã tuyên truyền rất nhiều nhưng sáng 9.7, vẫn có rất đông người dân ra đường. Khi được lực lượng chức năng dừng xe hỏi lý do, ai nấy đều đưa “đủ lý do” cần phải ra đường.

Các lực lượng trực giải thích khan tiếng thế nào là các hoạt động thiết yếu, các trường hợp được phép ra đường,… để người dân hiểu rõ thông tin, phối hợp chung tay phòng chống dịch.

Ghi nhận của Thanh Niên, sáng 9.7, tại các chốt kiểm soát người dân ra đường, các lực lượng CSGT, CSTT, công an phường, công an quận, trật tự đô thị, cán bộ y tế làm việc hết công suất để kiểm tra.

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 2

Theo CSGT, người dân đưa ra đủ lý do về việc cần phải ra đường trong sáng 9.7. ẢNH: ĐỘC LẬP

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 3

Hàng loạt xe qua chốt được yêu cầu dừng xe kiểm tra lý do ra đường. ẢNH: ĐỘC LẬP

Tại chốt của đội CSGT – TT Công an Q.3 trên đường Lê Văn Sỹ, hàng loạt xe được yêu cầu dừng lại, xuất trình giấy tờ, trình bày các lý do ra đường. Đa phần người dân TP.HCM qua chốt này giải thích đi có công việc quan trọng, khám bệnh, mua thực phẩm, làm shipper… Một số trường hợp chuẩn bị sẵn giấy giới thiệu của công ty đi làm để trình lực lượng chức năng. Người đi mua thực phẩm thì đưa thực phẩm hoặc CMND/CCCD chứng minh nhà ở hướng cần đi qua.

​​​​​​​Người dân cần mang giấy tờ gì?

“Trả lời thắc mắc của PV, người dân TP.HCM ra đường mua đồ ăn, thực phẩm cần chứng minh thế nào? Lãnh đạo một đội CSGT khu vực trung tâm cho biết, trong ngày đầu kiểm tra, các trường hợp đi mua thực phẩm người dân nên chủ động mang theo các giấy tờ như CMND/CCCD để chứng minh nhà mình gần đó, đi mua thực phẩm theo lộ trình nào.

Theo vị này, ngày đầu tiên giãn cách theo chỉ thị 16 “nhiều người nói đi mua thực phẩm không mang theo giấy tờ cũng không chứng minh được đang mua thực phẩm nhưng CSGT vẫn giải quyết để họ đi, đồng thời tuyên truyền, nhắc người dân hạn chế tối đa ra đường để chung tay dập dịch”.

Riêng trường hợp ở Q.Bình Thạnh sáng nay, khi đặt câu hỏi với quận thì được biết chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp nên xử lý theo tùy tình hình thực tế.

Lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.3 cho biết, từ 6 giờ sáng, CSGT quận và công an 12 phường đồng loạt ra quân, mở loa tuyên truyền trên khắp các tuyến phố. “Lúc 6 – 7 giờ sáng, người dân ra đường còn khá đông, chưa chấp hành nghiêm Chỉ thị 16. Đến 7 giờ khi các chốt kiểm soát bắt đầu được lập thì lượng người lưu thông trên đường mới giảm”, vị này chia sẻ.

Trong một buổi sáng trực chốt và trực tiếp kiểm tra người dân ra đường, lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.3 cho biết, đa phần người dân trình bày lý do: đi khám bệnh, đi mua thức ăn.

“Dù người dân có trình bày nhiều lý do, nhưng trong quá trình làm việc, CSGT nhắc nhở người ta thực hiện Chỉ thị 16 không được ra đường. Những người nói là đi mua thực phẩm không có giấy tờ thì CSGT cũng nhắc trong ngày đầu này. Shipper đi làm công việc thì đưa app kiểm tra,… Hi vọng thấy chốt ở nhiều nơi, người dân sẽ tự nâng cao ý thức để ở nhà, không ra đường khi đó không phải là việc cấp thiết”, lãnh đạo đội CSGT – TT chia sẻ. 

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 4

Khắp các hướng đều có các chốt chặn của lực lượng chức năng kiểm tra người dân thực hiện Chỉ thị 16. ẢNH: ĐỘC LẬP

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 5

Một người quay đầu xe khi gặp chốt kiểm soát của CSGT. ẢNH: ĐỘC LẬP

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 6

Trong quá trình kiểm tra ngày đầu giãn cách xã hội, CSGT chủ yếu nhắc nhở, vận động người dân cùng nâng cao ý thức để phòng dịch. ẢNH: ĐỘC LẬP

Ngoài ra, CSGT cũng cho rằng, một số công ty hoạt động không nằm trong danh mục thiết yếu cũng cấp giấy xác nhận đi lại cho nhân viên của mình, các giấy này sẽ không được CSGT chấp nhận. 

Lãnh đạo một đội CSGT ở khu vực ven TP.HCM cho biết: “Các mục thiết yếu theo Chỉ thị 16 UBND TP.HCM đã giải thích rõ, các trường hợp thật sự cần thiết ra ngoài là mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác. Các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu là lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu…; ngân hàng, kho bạc, cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm… chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ”. 

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 7

CSGT – TT Công an Q.3 lập chốt từ 7 giờ, trước đó từ 6 giờ bắt đầu công tác tuyên truyền. ẢNH: ĐỘC LẬP

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 8

CSGT vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền về Chỉ thị 16 để người dân phối hợp thực hiện, các shipper mở app đưa CSGT chứng minh công việc của mình. ẢNH: ĐỘC LẬP

Công an lập chốt kiểm tra người dân TP.HCM ra đường không lý do: Cần trình giấy tờ gì? - ảnh 9

Người dân xuất trình các giấy tờ liên quan khi được kiểm tra.ẢNH: ĐỘC LẬP

Lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.Bình Thạnh cũng cho biết, hiện các chốt trực kiểm tra người dân ra đường không lý do chủ yếu làm công tác vận động người dân nên ở nhà và chỉ ra ngoài khi cần mua thực phẩm, thuốc men,… Công nhân có giấy xác nhận đi lại của công ty vẫn được CSGT giải quyết để qua chốt.

“CSGT lập chốt kiểm soát người dân ra đường không lý do không phải là ngăn không người dân đi, mà người dân chứng minh được các giấy tờ hợp lệ thì vẫn được quyền đi”, vị này thông tin.

Tuy nhiên, trong ngày đầu, các chốt nếu đông đúc thì sẽ tạm xả chốt để giữ khoảng cách, tránh tập trung đông đúc, đảm bảo 5K.

Một Trưởng công an phường tại quận trung tâm cho hay, trong sáng nay, công an phường chủ yếu nhắc nhở các khu vực trọng yếu, cửa hàng tiện ích đảm bảo an ninh trật tự, tuân thủ các biện pháp phòng dịch, không tập trung quá 2 người ở trung tâm, nhắc người dân không có việc thiết yếu thì hạn chế di chuyển.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/cong-an-lap-chot-kiem-tra-nguoi-dan-tphcm-ra-duong-khong-ly-do-can-trinh-giay-to-gi-1411550.html