Rưng rưng khoảnh khắc bé gái rơi lầu 12 lần đầu gặp mặt anh Nguyễn Ngọc Mạnh: “Con chào bố Mạnh, con cảm ơn bố”

Anh Nguyễn Ngọc Mạnh cho biết, anh và cháu P. đã gặp nhau, được sự đồng ý của gia đình, cháu bé đã trở thành con nuôi của anh Mạnh.

Tối 24/3, trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh), người cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư trên đường Nguyễn Huy Tưởng cho biết, hiện vết thương rạn xương ngón tay đã bình phục, anh đã đi làm bình thường.

“Sức khoẻ của tôi đã ổn định, tôi đã đi làm được một tuần nay rồi”, anh Mạnh nói.

Rưng rưng khoảnh khắc bé gái rơi lầu 12 lần đầu gặp mặt anh Nguyễn Ngọc Mạnh: Con chào bố Mạnh, con cảm ơn bố - Ảnh 1.
Anh Mạnh đã gặp cháu P.

Anh Mạnh cũng cho biết thêm, ngày Chủ Nhật vừa rồi (21/3 – PV), anh và cháu P. đã gặp nhau. “Tôi và cháu đã gặp nhau tại nhà tôi, cháu vẫn còn khá rụt nè nên chưa nói chuyện nhiều với tôi. Cháu chỉ cười và gọi bố Mạnh. ‘Con chào bố Mạnh, con cảm ơn bố Mạnh”, anh Mạnh nói thêm.

“Người hùng” giải cứu bé P. cũng tiết lộ, gia đình cháu bé đã xin gia đình anh nhận cháu bé làm con nuôi. “Được sự đồng ý của gia đình, tôi đã nhận cháu làm con nuôi rồi”.

Rưng rưng khoảnh khắc bé gái rơi lầu 12 lần đầu gặp mặt anh Nguyễn Ngọc Mạnh: Con chào bố Mạnh, con cảm ơn bố - Ảnh 2.
Anh Mạnh và bố cháu P. chụp ảnh kỷ niệm

Trước đó, khoảng 17h30 phút chiều 28/2, bé N.P.H. (3 tuổi, ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng) đã bất ngờ bò từ trong nhà và ra lan can. Sau đó, bé H. trèo qua lan can và treo mình lơ lửng ở bên ngoài.

Cùng thời điểm, khi nghe thấy tiếng tri hô, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (làm nghề taxi tải) đã nhanh chóng leo qua tường rào và nhảy lên mái tôn trước sảnh tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng để cứu cháu bé. Rất may, bé H chỉ bị thương. Ngay sau khi được cứu, bé H đã được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu.

Sáng 2/3, anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại nhà (xóm 4, thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh).

Cảm thương cô Tây bán bánh mưu sinh trên vỉa hè Sài Gòn: “Tôi biết ơn người Việt luôn đón nhận chúng tôi bằng nụ cười mến khách”

Chưa thể bắt đầu lại công việc cũ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chị Irina Khmylnilova (46 tuổi, người Belarus) đã chuyển hướng sang bán bánh dạo khắp Sài Gòn để kiếm tiền trang trải hằng ngày. Với tình cách vui vẻ, thân thiện nên chị được rất nhiều người yêu mến.

Những ngày nay, hình ảnh người phụ nữ ngoại quốc với vóc dáng cao lớn cùng nước da trắng, tay ôm thùng bánh ngọt bán hàng rong trên vỉa hè đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người.

Theo báo Thanh Niên, cô Tây bán hàng rong ấy chính là chị Irina Khmylnilova (46 tuổi) đến từ thành phố Vitebsk, Belarus. Năm 2019, chị du lịch sang Việt Nam, có dịp thăm thú nhiều địa danh và cảm mến nước Việt. Nhận thấy mình có duyên với mảnh đất này, chị đã quyết tâm thu xếp tài chính ở quê nhà và sang Việt Nam sinh sống từ tháng 2/2020, làm việc trong ngành lữ hành tại Nha Trang. Tuy nhiên, thời điểm này dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, công việc của chị gặp nhiều khó khăn.

Vì thế, chị Irina Khmylnilova đã cùng những người bạn chung cảnh ngộ bị kẹt lại do dịch Covid-19 bắt đầu nảy ra ý tưởng kinh doanh bánh ngọt, bánh mì, kem và mang bán.

Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)
Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)

Chia sẻ trên Thanh Niên, cô cho hay: “Những thực khách nhí tại Việt Nam rất thích bánh do chúng tôi làm, hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Tôi rất biết ơn những người Việt Nam luôn đón nhận chúng tôi với nụ cười mến khách. Với chúng tôi thì chất lượng và vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi bảo quản bánh trong thùng lạnh, cũng như dùng nguyên liệu chất lượng, từ phô mai, bơ, sữa. Đánh giá và sự tin tưởng của người dùng Việt Nam rất quan trọng”.

Khó khăn lớn nhất đối với chị Irina chính là bất đồng ngôn ngữ, cô hoàn toàn không biết tiếng Anh và chỉ nói được một vài câu giao tiếp Tiếng Việt như giới thiệu tên tuổi, xin chào, cảm ơn và số đếm. Với sự trợ giúp của ”chị Google”, chị đã ghi tên các loại bánh kèm giá trên thùng xốp để tiện việc buôn bán. “Vì không có xe máy nên tôi đi bộ chậm rãi qua các con đường để bán bánh. Buổi sáng tôi bán tại chợ Tân Định, chiều tôi ghé qua trường học, công viên. Tôi và một số người bạn bắt đầu làm bánh gần một năm nay, chất lượng bánh vô cùng quan trọng đối với chúng tôi”, cô cho biết trên Thanh niên.

Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)
Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)

Dù gặp trở ngại về ngôn ngữ nhưng chị luôn gây thiện cảm với mọi người bằng cách lúc nào cũng niềm nở, bắt đầu câu chuyện với nụ cười thật tươi. Hàng bánh của chị chất lượng và có rất nhiều loại như bánh mật ong, phô mai, kem xốp, socola, kem napoleon, cacaola hay socola. Mỗi chiếc bánh giá dao động từ 25k đến 35k. Được biết, mỗi chị ngày bán khoảng 3 thùng bánh, mỗi thùng khoảng 30 chiếc bánh.

Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)
Ảnh: Lê Nam (báo Thanh Niên)

Mỗi tuần, chị sẽ dành ra ngày chủ nhật để khám phá, làm quen với nền văn hoá địa phương. Chị thường ghé tham quan chùa, bảo tàng, công viên hay sở thú,… để hiểu rõ tường tận hơn về nơi mà chị quyết định gắn bó. Chị chia sẻ niềm vui sắp được lên chức bà nội, con cậu con trai nhỏ năm nay 17 tuổi và đang học đại học. Ước mong của chị là hy vọng sớm được đoàn tụ cùng các con, cháu. Bên cạnh đó, tìm được một lớp học dạy Tiếng Việt để trau dồi khả năng ngôn ngữ để có nhiều cơ hội làm việc hơn.

Ảnh: Irina Khmilnikova

Mỗi người đều mang trong tim mình một quê hương, nơi mà khi nghĩ đến bạn sẽ cảm thấy an lòng, bình yên đến lạ thường. Có lẽ với chị Irina, Việt Nam đã trở thành quê hương thứ 2 trong tim chị. Mọi người đều chúc cho công việc kinh doanh của chị sẽ ổn định và sớm được đoàn tụ cùng các con.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/rung-rung-khoanh-khac-be-gai-roi-lau-12-lan-dau-gap-mat-anh-nguyen-ngoc-manh-con-chao-bo-manh-con-cam-on-bo-161212403213428604.htm