Dịch bùng phát ở TPHCM với sự xuất hiện của 5 biến chủng nguy hiểm

Qua giải mã trình tự gen, ngành y tế TPHCM xác định có 5 biến chủng đã và đang lưu hành, trong đó nguy hiểm nhất là biến chủng Delta.

Tối 9/7, trao đổi với báo chí về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TPHCM, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, hiện đã xuất hiện 5 biến chủng của COVID-19 trên địa bàn TPHCM. Theo đó, qua giải mã trình tự gen ngành y tế ghi nhận gồm: Châu Âu, Anh, Nam Phi, Uganda và biến chủng Ấn Độ (Delta). “Từ khi xuất hiện biến chủng Delta đến nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện biến chủng khác của dịch COVID-19”- bác sĩ Tâm nói và cho biết trong các biến chủng được ghi nhận, biến chủng Delta đang gây ra nhiều chuỗi lây nhiễm với tốc độ lây lan rất cao ở TPHCM và các tỉnh.

Bác sĩ Bệnh viện Bắc Thăng Long dương tính với SARS-CoV-2

Từ chuỗi lây nhiễm ở điểm nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng do biến chủng Delta vào cuối tháng 4 đến tối 8/7 trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 9.066 trường hợp mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng- Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. “Thời gian tới ngành y t tế sẽ cùng các sở ngành sẽ tập trung tối đa các nguồn lực, biện pháp đã triển khai ở mức độ cao hơn. “Giãn cách trong 15 ngày là thời gian rất tốt, mục tiêu của giãn cách là hạn chế tiếp xúc để phòng lây lan. Thời điểm giãn cách cũng giúp cho lực lượng y tế tiếp tục điều tra, truy vết, tăng cường phát hiện các trường hợp F0, truy ra các trường hợp tiếp xúc gần F0. Đây là điều kiện thuận lợi hơn nhiều để phát hiện mầm bệnh tiềm ẩn trong từng khu vực”- bác sĩ Hưng thông tin.

Theo Tiền Phong

Nguồn: https://tienphong.vn/dich-bung-phat-o-tphcm-voi-su-xuat-hien-cua-5-bien-chung-nguy-hiem-post1353545.tpo

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16: Người dân có thể ra khỏi nhà trong trường hợp nào?

Thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM 15 ngày theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng chính phủ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 9.7, người dân chỉ có thể ra khỏi nhà trong một số trường hợp.

Người dân chỉ có thể ra khỏi nhà trong một số trường hợp /// ẢNH: KHÁNH TRẦN

Người dân chỉ có thể ra khỏi nhà trong một số trường hợp. ẢNH: KHÁNH TRẦN

Từ 0 giờ ngày 9.7, TP.HCM sẽ giãn cách xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng Chính phủ trong 15 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 9.7. Vậy trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trường hợp nào thì người dân có thể ra khỏi nhà?

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9.7, TP sẽ thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố – tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố – tổ nhân dân, khu phố – ấp cách ly với khu phố – ấp, xã – phường – thị trấn cách ly với xã – phường – thị trấn, quận – huyện và TP.Thủ Đức cách ly với quận – huyện và TP.Thủ Đức.

Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ…

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16: Người dân có thể ra khỏi nhà trong trường hợp nào? - ảnh 1

Trường hợp người dân có thể ra khỏi nhà khi áp dụng Chỉ thị 16 tại TP.HCM.ẢNH: HCDC

Theo Chỉ thị 16, trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-ap-dung-chi-thi-16-nguoi-dan-co-the-ra-khoi-nha-trong-truong-hop-nao-1411229.html

Gần 50.000 địa điểm tại TP.HCM không an toàn

Các cơ sở lao động, chợ, trung tâm thương mại là những địa điểm nóng nhất tại TP.HCM. Bộ Y tế đánh giá những nơi này không an toàn, nhiều nguy cơ lây nhiễm nCoV.

VGP News :. | Phát hiện 18 ca COVID-19 trong 4 doanh nghiệp, Bình Dương  thông báo khẩn | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tối 8/7, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố có 915 trường hợp nhiễm mới. Những người này gồm 848 trường hợp là các tiếp xúc được truy vết, đã cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa và 67 trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, thành phố có tổng cộng 9.066 bệnh nhân Covid-19 được Bộ Y tế công bố.

Đặc biệt trong 10 ngày gần đây, trung bình mỗi ngày phát hiện 500-600 trường hợp nhiễm mới. Số ca bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, tác nhân gây bệnh đã có ở khắp thành phố.

Nguy cơ rất cao ở những cơ sở lao động, chợ và trung tâm thương mại

Theo Bản đồ An toàn Covid-19 (do các chuyên gia của Bộ Y tế xây dựng), tính đến trưa 6/7, TP.HCM có 49.670 địa điểm không an toàn (chiếm 82,6%). Bên cạnh đó, 1.349 địa điểm (tương đương 2,2%) được xếp vào nhóm có rủi ro. Chỉ 9.092 địa điểm an toàn, chiếm 15,1%.

Sáng 11/5, Việt Nam có thêm 28 ca mắc COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung  ương cơ sở 2 – Truyền hình Gia Lai

12 quận/huyện với hơn 6 triệu dân tại TP.HCM thuộc nhóm nguy cơ rất cao. Gần 8,7 triệu người ở 9 quận, huyện nằm trong vùng nguy cơ cao. Hơn 8,7 triệu người khác và một quận/huyện ở nhóm nguy cơ. Đặc biệt, toàn bộ 21 quận, huyện và TP Thủ Đức đều được xếp vào nhóm không an toàn.

Trong đợt dịch này, các ổ lây nhiễm tập trung ở gia đình, nơi làm việc, đặc biệt là chợ đầu mối, cơ sở sản xuất. Hàng loạt công ty liên quan các F0 như nhà máy Công ty Nidec Sankyo (TP Thủ Đức), công ty trong hẻm 42 đường Ung Văn Khiêm (phường 25, quận Bình Thạnh), cửa hàng Satra Food, 20-22 Châu Văn Liêm (phường 10, quận 5)…

Thống kê đến chiều 6/7, theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, tổng F0 liên quan các công ty là 796 người, tập trung ở 38 doanh nghiệp. Những công ty hoạt động trong môi trường máy lạnh, giao lưu tiếp xúc nhiều trong thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh xâm nhập và lây lan.

Bên cạnh đó, từ chuỗi lây nhiễm được phát hiện ở chợ đầu mối Hóc Môn, dịch đã ra chợ Sơn Kỳ, Tân Hương với tổng số F0 là 150 ca, tính đến ngày 2/7, theo Sở Y tế TP.HCM. Ngoài ra, ổ dịch chợ đầu mối Bình Điền, chợ khu phố 2, phường An Lạc và chợ Bình Trị Đông (quận Bình Tân), cũng xuất hiện cùng lúc, làm tình hình phức tạp hơn.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định sự giao lưu, tiếp xúc, mua bán ở các chợ đầu mối, chợ truyền thống hiện không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; mật độ giao lưu, tiếp xúc, không đeo khẩu trang, khoảng cách và khử khuẩn không đảm bảo.

Những điểm “cốt tử” được bảo vệ tốt

Ởđợt dịch lần này, địa điểm an toàn nhất hiện nay tại TP.HCM theo đánh giá của Bản đồ An toàn Covid-19 là bệnh viện (93,82%). Có thể thấy, điểm trọng yếu của thành phố đã được bảo vệ tốt.

Trên thực tế, ở đợt dịch đang bùng phát, F0 lang thang, chưa rõ nguồn lây thường xuyên được phát hiện trong 43 ngày qua tại TP.HCM. Những người chỉ được phát hiện qua khám sàng lọc nên nguy cơ dịch xâm nhập bệnh viện rất cao.

Bệnh nhân thứ 21 mắc Covid-19 ở Hà Nội gặp nhiều người trong 5 ngày, từ Nam  ra Bắc

Tuy nhiên, nhờ sự ứng phó bài bản, có quy trình, các ca F0 xuất hiện tại bệnh viện, cơ sở y tế hầu hết được truy vết sớm, chặt đứt nguồn lây nhanh. Điều này giúp số ít thành trì y tế cuối cùng không trở thành ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng.

Một số bệnh viện phát hiện các F0 như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đều đã có phương án ứng biến chủ động, kích hoạt hệ thống phân luồng, tạm dừng tiếp nhận người tới khám hoặc phong tỏa nhanh.

Nhờ vậy, các F0 được phát hiện không bùng thành ổ dịch lớn hay lây lan ra cộng đồng như những chùm ca bệnh khác hiện nay. Chuỗi lây nhiễm lớn nhất liên quan các cơ sở y tế là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ngày cuối cùng ghi nhận F0 mới liên quan bệnh viện này là 29/6.

Trong khi đó, bến tàu, nhà ga cũng được thành phố bảo toàn tốt. Đây vốn là địa điểm có nhiều nguy cơ bởi lượng người ra, vào đông, từ nhiều địa phương đi, về.

Từ ngày 15/5, TP.HCM lập 69 trạm kiểm dịch Covid-19. Trong đó, 12 trạm chính và 57 trạm phụ để thực hiện công tác kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào thành phố, bến tàu, bến xe, nhà ga, nơi tiếp nhận các phương tiện giao thông ra vào. Người dân ra vào các địa điểm này bắt buộc phải khai báo y tế.

5K là biện pháp quan trọng

Các địa điểm trọng yếu an toàn nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta được phép lơ là, chủ quan. Hiện tại, người dân ở TP.HCM bắt buộc quét mã QR khi rời thành phố. Ngoài ra, người dân cần phải giấy xác nhận xét nghiệm âm tính để di chuyển đến các địa phương ngoài TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điều này đã dẫn tới hiện tượng nguy hiểm: Ngày 5/7, khoảng 14.000-15.000 tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền tập trung chen lấn để lấy mẫu giấy đăng ký. Tình trạng này diễn ra sau khi ban quản lý chợ thông báo thực hiện xét nghiệm cho người dân, tiểu thương trong chợ.

dia diem khong an toan tai TP.HCM anh 1

Người dân xếp hàng chờ test nhanh tại Bệnh viện Quân y 175 sáng 6/7. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), “với tình trạng biển người chen chân lấy giấy xét nghiệm Covid-19 tại chợ Bình Điền, người âm tính có thể chuyển thành dương tính mà không hay biết”.

Vị chuyên gia nhấn mạnh lúc này, tờ chứng nhận test nhanh chỉ có giá trị thời điểm trước đó, không có nghĩa người này không bị nhiễm bệnh.

Do đó, người di chuyển thường xuyên giữa các khu vực có dịch cần tuân thủ biện pháp phòng, chống lây nhiễm, tuân thủ 5K. “Không nên chỉ dựa vào một tờ giấy xác nhận là có thể di chuyển thoải mái”, ông Khanh nói.

Ngoài ra, chuyên gia này nhấn mạnh giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 không thay thế 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khai báo y tế – khoảng cách – không tập trung) trong quá trình sinh hoạt, di chuyển.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh: “5K nghiêm túc tại công ty, trên đường đi và trong gia đình là điều cần thiết nhất và quan trọng hơn tất cả giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính trước đó”.

Theo Zing

Nguồn: https://zingnews.vn/gan-50000-dia-diem-tai-tphcm-khong-an-toan-post1235333.html