Công bố 3.578 ca Covid-19, riêng TP.HCM 1.998 ca; thêm 538.488 người được tiêm vắc xin

Sáng 3/8, Việt Nam ghi nhận 3.578 bệnh nhân mắc mới Covid-19, gồm 3.563 trường hợp trong nước, 15 ca nhập cảnh. Tổng số mắc tại nước ta hiện lên tới 165.339 người.

Từ 18h30 ngày 2/8 đến 6h ngày 3/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 có thêm 3.578 ca, gồm 15 trường hợp nhập cảnh và 3.563 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước.

28 tỉnh, thành phố ghi nhận người mắc mới, gồm TP.HCM (1.998), Bình Dương (519), Long An (246), Tây Ninh (176), Đồng Nai (147), Vĩnh Long (72), Bình Thuận (72), Đà Nẵng (66), Bến Tre (62), Sóc Trăng (33), Cần Thơ (31), Đồng Tháp (31), An Giang (26), Phú Yên (20), Bình Định (18), Đắk Lắk (11), Đắk Nông (8 ), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (4), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Phú Thọ (3), Sơn La (3), Hải Dương (2), Điện Biên (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), Hà Nội (1).

Như vậy, đến nay, nước ta đã có tổng số 165.339 ca bệnh, trong đó có 2.287 trường hợp nhập cảnh và 163.052 bệnh nhân trong nước. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), Việt Nam phát hiện thêm 161.482 ca lây nhiễm trong nước.

Chiều 8 11, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới, gồm Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.

10 tỉnh, thành phố không xuất hiện lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Điện Biên.

Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 46.965 ca Covid-19. Trong số người chưa khỏi bệnh, có 436 bệnh nhân nặng, đang điều trị ICU và 14 trường hợp nguy kịch, cần can thiệp ECMO.

Sáng 3/8, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo bổ sung 186 ca tử vong (1696-1881) tại 10 tỉnh, thành phố. Cụ thể:

TP.HCM từ ngày 28/7-2/8: 165 ca

Đồng Tháp từ ngày 28/7-2/8: 10 ca

Bến Tre từ ngày 31/7-1/8: 2 ca

Vĩnh Long từ ngày 31/7-1/8: 2 ca

Cần Thơ từ ngày 1-2/8: 2 ca

Hà Nội ngày 31/7: 1 ca

Đà Nẵng ngày 1/8: 1 ca

Ninh Thuận ngày 1/8: 1 ca

Bình Thuận ngày 2/8: 1 ca

Khánh Hòa ngày 2/8: 1 ca

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sử dụng 12.100 tỉ mua vắc xin chống  Covid-19 | Thời sự | Thanh Niên

Như vậy, số bệnh nhân Covid-19 tử vong Bộ Y tế đã công bố hiện là 1.881 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,14 % trên tổng số ca nhiễm.

Về tình hình xét nghiệm, số lượng xét nghiệm thực hiện trên toàn quốc từ 27/4 đến nay là 6.315.936 mẫu cho 17.855.329  lượt người.

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngày 2/8, thêm 538.488 người được tiêm vắc xin Covid-19. Như vậy, cả nước đã thực hiện tiêm 6.959.197 liều vắc xin. Trong đó, có 6.246.333 liều tiêm mũi 1, 712.864 liều tiêm mũi 2. Riêng TP.HCM trong ngày tiêm được 211.854 mũi 1 và 3.924 mũi 2.

Hôm qua, Bộ Y tế có quyết định thành lập Tổ công tác điều phối máy thở và Tổ công tác điều phối oxy, phục vụ điều trị người bệnh Covid-19 toàn quốc. Tổ công tác điều phối máy thở do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Tổ trưởng; ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm tổ phó.

Tổ công tác điều phối oxy y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm Tổ trưởng. 2 Tổ phó gồm ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ.

Ngày 2/8, TP.HCM quyết định thành lập thêm 2 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19. Cơ sở thứ nhất là Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 Sài Gòn được xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (125 Lê Lợi, quận 1). Nơi này có quy mô 200 giường, với 300 nhân viên chuyên môn y tế.

Cơ sở thứ hai là Bệnh viện điều trị Covid-19 Từ Dũ, xây dựng tại Bệnh viện Từ Dũ (địa chỉ 227 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cơ Trinh, quận 1), quy mô 150 giường, với 210 nhân viên chuyên môn y tế.

Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM cũng vừa ban hành Công văn điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đợt 5, trong đó những người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh lý nền mạn tính được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.

Thay đổi này nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin, đảm bảo độ bao phủ vắc xin trên địa bàn TP.HCM, đồng thời đảm bảo yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Vietnam.net

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tin-tuc-covid-19-sang-hom-nay-3-8-viet-nam-cong-bo-3-578-ca-covid-19-them-538-488-nguoi-duoc-tiem-vac-xin-762215.html

TP.HCM: Thêm đối tượng được phép hoạt động từ 18 giờ đến 6 giờ

Ngoài 6 đối tượng được cho phép ra đường từ 18 giờ đến 6 giờ hằng ngày, UBND TP.HCM vừa đồng ý cho dịch vụ vận chuyển bưu chính hoạt động và di chuyển trên đường trong khung giờ trên.

Chiều 2/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn số 2560 gửi các đơn vị về hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bưu chính trong thời gian tăng cường các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo Chỉ thị 16.

Theo đó, UBND TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được phép hoạt động và di chuyển trên đường từ 18 giờ 6 giờ hàng ngày. Doanh nghiệp bưu chính chỉ được thực hiện dịch vụ vận chuyển bưu chính theo quy định, không được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa kể cả bằng xe mô tô 2 bánh (dịch vụ shipper) trong khung thời gian nêu trên.

 TP.HCM: Thêm đối tượng được phép hoạt động từ 18 giờ đến 6 giờ  - Ảnh 1.

Chốt kiểm soát thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn quận Bình Thạnh

UBND TP.HCM cũng cho phép bưu tá viên của các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo mô hình truyền thống (trực tiếp quản lý đội ngũ bưu tá viên, nhận hàng từ địa chỉ người gửi – vận chuyển về bưu cục hoặc điểm khai thác để chia, chọn – phát đến địa chỉ cho người nhận, được phép hoạt động, di chuyển giữa các địa phương của TP.HCM), đặc biệt đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, văn bản mật), dịch vụ hành chính công.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính trên địa bàn TP có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND TP tại Khoản 4 Công văn số 2279 ngày 8-7-2021; Điểm c Mục 2.2 Công văn số 2468 ngày 23-7-2021 và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để nhân viên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác.

Trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn số 2490 ngày 26/7/2021 yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hằng ngày); trừ các trường hợp sau:

– Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

– Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP HCM, bao gồm cả công tác phát hành báo.

– Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

– Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường – 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu.

– Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của TP.HCM.

6 lần kéo dài thời gian giãn cách xã hội của TP.HCM

Lần 1: Từ 0 giờ ngày 31/5, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trong 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) áp dụng Chỉ thị 16.

Lần 2: Từ ngày 14/6, TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 15 thêm 2 tuần.

Lần 3: Từ ngày 19/6, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM, không nêu thời hạn.

Lần 4: Từ ngày 9/7, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày khi dịch bệnh diễn biến rất phức tạp.

Lần 5: Từ ngày 24/7, TP.HCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 1-8.

Lần 6: Từ ngày 2/8, TP.HCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 trong vòng 14 ngày.

Theo Người Lao Động

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-them-doi-tuong-duoc-phep-hoat-dong-tu-18-gio-den-6-gio-20210802174129243.htm