Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM

200 xe taxi này được hoạt động 24/24 và có trang thiết bị y tế cơ bản như bình oxy, mask thở, máy đo SpO2, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ vận chuyển người dân đi bệnh viện.

Ngày 28/7 đã có 25 xe taxi Mai Linh phản ứng nhanh tập kết tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (quận 10, TP.HCM) cùng các y bác sĩ, sinh viên Y khoa di chuyển về các quận huyện tại TP. HCM hỗ trợ y tế.

Ngoài ra cũng có nhiều xe khác được tập kết tại các bệnh viện trong TP.HCM.

Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 1.

Xe taxi được phun khử khuẩn trước khi đón người bệnh đến bệnh viện

Những xe taxi Mai Linh này đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động để vận chuyển người dân đến cơ sở y tế, bệnh viện, tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, 200 xe taxi Mai Linh chuyển đổi thành xe vận chuyển bệnh nhân có nhân viên y tế đi kèm và các trang thiết bị y tế cơ bản như bình oxy, mask thở, máy đo SpO2, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ vận chuyển cấp cứu chuyển viện tại TP.HCM và hoạt động 24/24.

Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 2.
Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 2.
Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 2.

Xe taxi được trang bị các thiết bị y tế cần thiết cho bệnh nhân trong quá trình di chuyển đến bệnh viện

Ông Hồ Anh Dương – TGĐ kinh doanh Mai Linh taxi – Công Ty CP Tập Đoàn Mai Linh cho biết: “200 xe taxi Mai Linh phản ứng nhanh vận chuyển cấp cứu phục vụ theo chỉ đạo của Sở Y Tế sẽ được lắp vách ngăn giọt bắn, có dán tem hỗ trợ Y tế phía trước và sau xe để nhận diện. Lái xe tham gia đội phản ứng nhanh được hướng dẫn đảm bảo 5K, trang bị đồ bảo hộ và tập huấn y tế. Các lái xe Mai Linh tham gia đội phản ứng nhanh đều được tiêm vaccine mũi 1 hoặc mũi 2 và đã có kinh nghiệm khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội trước đó”.

Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 3.
Cận cảnh xe taxi được lắp bình oxy, kit xét nghiệm nhanh để hỗ trợ đưa người dân đến bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh 3.

Giấy nhận diện hỗ trợ y tế được dán trước và sau kính xe taxi

Theo ông Dương, Ssự chung tay của Tập đoàn Mai Linh sẽ góp phần vào công tác vận chuyển cấp cứu nhanh, linh hoạt trong những tuyến đường, hẻm nhỏ phù hợp với các loại xe taxi 4 hoặc 7 chỗ, giúp nhanh chóng vận chuyển người dân đến bệnh viện, chuyển viện nhanh chóng, chia sẻ cùng tuyến đầu, góp phần cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/can-canh-xe-taxi-duoc-lap-binh-oxy-kit-xet-nghiem-nhanh-de-ho-tro-dua-nguoi-dan-den-benh-vien-o-tphcm-161212807155117679.htm

Bình Dương: Giám đốc công ty có 248 F0 nói ‘không giấu dịch’?

Lúc 22 giờ ngày 27.7, ông Bùi Như Việt, Giám đốc Công ty CP gỗ mỹ nghệ Long Việt (trụ sở tại TP.Dĩ An, Bình Dương) cho rằng, công ty không giấu dịch sau khi phát hiện 248 F0 (?).

Công ty Long Việt nơi phát hiện F0 /// Ảnh: ĐỖ TRƯỜNG

Công ty Long Việt nơi phát hiện F0

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Theo trình bày của ông Việt, ngày 10.7, Công ty Long Việt thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Bình Dương.

Trước khi thực hiện phương án “3  tại chỗ”, công ty yêu cầu công nhân có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được đăng ký ở lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch để tiến hành sản xuất.

Theo ông Việt, ngày 20.7, có một thợ điện trong lúc làm việc đã bị đứt tay nên được đưa đến bệnh viện để chữa trị. Tại bệnh viện, người này được test nhanh sàng lọc Covid-19 có kết quả dương tính và sau đó xét nghiệm PCR cũng có kết quả tương tự.

Sau đó, ngày 21.7, Công ty Long Việt hợp đồng với Phòng khám quốc tế Long Bình (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) test nhanh cho 292 công nhân. Ông Việt khẳng định, đến chiều 21.7, sau khi có kết quả test nhanh công ty đã báo ngay cho Trung tâm Y tế TP.Dĩ An.

Đến ngày 22.7, cơ quan chức năng TP.Dĩ An đã đến làm việc với công ty yêu cầu cách ly 21 ngày và phải xét nghiệm PCR cho công nhân. Đến ngày 23.7, Công ty Long Việt tiếp tục hợp đồng với Phòng khám quốc tế Long Bình để xét nghiệm PCR cho công nhân.

Tuy nhiên, ông Việt cho biết thời điểm này do các đơn vị y tế đều quá tải nên đến ngày 24.7, Phòng khám Long Bình mới thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR và đến ngày 26.7, sau khi có kết quả 248 người dương tính với Covid-19 công ty cũng đã gửi liền kết quả cho Trung tâm Y tế TP.Dĩ An và gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng Bình Dương.

Theo ông Việt, nay tối 26.7, cơ quan chức năng TP.Dĩ An đã xuống công ty, tổ chức đưa F0 điều trị. Riêng 40 người F1 có kết quả âm tính, cơ quan y tế TP.Dĩ An yêu cầu tiếp tục thực hiện 5K và tiến hành phun khử khuẩn toàn công ty.

Ông Việt nói: “Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường, khiến các doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Việc công nhân mắc Covid-19 trong lúc công ty đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” là không ai mong muốn xảy ra…”. 

Tuy nhiên, trước đó, trả lời Thanh Niên vào ngày  27.7, ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Dĩ An (Bình Dương) cho biết đã lập biên bản đối với Công ty Long Việt về các lỗi “không cung cấp thông tin phòng chống dịch cho địa phương và không hợp tác trong phòng chống dịch theo quy định”. Về việc này, ông Việt cho biết vẫn chưa nhận được văn bản của cơ quan chức năng TP.Dĩ An.

Sáng 28.7, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Dĩ An tái khẳng định việc Công ty CP gỗ mỹ nghệ Long Việt không báo cáo cho địa phương khi phát hiện test nhanh có công nhân dương tính và đã lập biên bản để sau đó sẽ xử lý đối với công ty.

Ông Bảy nói: “Ngày 22.7, khi nhận được thông tin không phải do công ty báo, tôi đã chỉ đạo công an, y tế vào làm việc lúc đó mới phát hiện sự việc. Nếu công ty báo (ngay ngày 20.7) thì chúng tôi đã xuống và xử lý ngay. Biên bản vi phạm đã được lập và sẽ xử lý sau khi việc phòng chống dịch trong công ty ổn định”.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/binh-duong-giam-doc-cong-ty-co-248-f0-noi-khong-giau-dich-1421506.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR3G5RRNPjIGcJHFIgFWrlV0mYxoWIMIOM7zXDbqNrPQWNDt4PwfoepbhfQ

Những người về miền Tây tránh dịch bị ‘kẹt lại’ được bố trí ăn nghỉ tạm ở trường học

Hơn 21 giờ ngày 27.7, nhóm người lao động miền Tây trên đường về quê tránh dịch, vẫn còn kẹt trên QL1, đoạn tiếp giáp giữa TP.HCM và Long An. 

Chốt chặn ngay địa phận vào tỉnh Long An đã có phương án cho bà con nghỉ tạm đêm nay /// ẢNH: B.B

Chốt chặn ngay địa phận vào tỉnh Long An đã có phương án cho bà con nghỉ tạm đêm nay.ẢNH: B.B

Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, từ chiều nay (27.7), một nhóm lao động hơn 300 người ở Đồng Nai trên đường về quê Miền Tây đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh Long An trên QL.1 (đoạn giáp TP.HCM – Long An) phải dừng lại vì quy định phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hơn 21 giờ cùng ngày, nhóm người này vẫn còn bị kẹt lại ở đây. Trong khi từ 18 giờ, toàn bộ quán xá, cơ sở kinh doanh phía TP.HCM và Long An đều đã đóng cửa, người dân không ra đường, nên nhóm người này không biết xoay xở thế nào.

Những người về miền Tây tránh dịch bị 'kẹt lại' được bố trí ăn nghỉ tạm ở trường học - ảnh 1

Vợ chồng chị Lê Thị Xuân và con nhỏ, quê ở Sóc Trăng về quê từ tỉnh Đồng Nai đã bị kẹt lại tại chốt kiểm dịch H.Bến Lức, Long An. ẢNH: B.B

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, Đại tá Lâm Minh Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Long An, cho biết Công an tỉnh đã có liên hệ với hội đồng hương nhiều tỉnh miền Tây để nhờ họ lên phối hợp đưa những người bị kẹt lại ở Bến Lức qua tỉnh Long An để đảm bảo cho Long An trong phòng, chống Covid-19. Nhưng, đến giờ vẫn chưa có nơi nào “rục rịch”.

Trả lời Thanh Niên, lãnh đạo PC08 TP.HCM cho biết sẵn sàng tạo điều kiện để nhóm người này quay trở lại Đồng Nai nhưng không thể dừng, hoặc ở lại TP.HCM vì TP đang thực hiện chỉ thị giãn cách.

Những người về miền Tây tránh dịch bị 'kẹt lại' được bố trí ăn nghỉ tạm ở trường học - ảnh 2

Hầu hết trong nhóm người bị kẹt là dân lao động nghèo và họ đã chở hầu hết đồ đạc có gia trị của mình để về quê tránh dịch Covid-19.. ẢNH: B.B

Gần 22 giờ đêm, một giải pháp tạm thời được cơ quan chức năng tại chốt trực đưa ra khi thông báo những người dân bị kẹt lại sẽ được vào nghỉ qua đêm trong một ngôi trường học gần đó, xe sẽ được để tại trụ sở. Đồng thời, lực lượng trực chốt cũng phát nước uống và thức ăn nhanh cho bà con. Hiện lực lượng chốt trực cũng đang xin ý kiến lãnh đạo tỉnh để có hướng xử lý tiếp theo cho vụ việc. 

Theo Thanh Niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/nhung-nguoi-ve-mien-tay-tranh-dich-bi-ket-lai-duoc-bo-tri-an-nghi-tam-o-truong-hoc-1421462.html

300 công nhân miền Tây ‘mắc kẹt’ giữa TP.HCM và Long An khi về quê tránh Covid-19

Một nhóm lao động hơn 300 người miền Tây ở Đồng Nai vừa có kết quả âm tính Covid-19 đã lập tức về quê. Nhưng, đến tỉnh Long An thì lâm vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ do tỉnh này đóng cửa theo quy định còn TP.HCM cũng không cho họ trở lại địa bàn.

Hàng trăm người xin qua địa bàn để về quê nhưng chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại Bến Lức, Long An vẫn cương quyết không đồng ý vì chấp hành quy định phòng chống dịch của tỉnh. ẢNH: B.B

Đi không được, quay lại cũng không xong

Gọi vào đường dây nóng của Báo Thanh Niên, anh Dương Thanh Điền (ngụ tỉnh Cà Mau) cho biết đã hơn 4 tiếng đồng hồ liên tục, anh cùng với hơn 300 người khác về từ tỉnh Đồng Nai đã bị chặn tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 của tỉnh Long An trên QL1 (đoạn giáp ranh giữa H.Bình Chánh, TP.HCM và H.Bến Lức, Long An.)

Mặt trời đã lặn nhưng những người dân lao động miền Tây vẫn “chôn chân” tại trạm kiểm soát dịch và mong được ngành chức năng tỉnh Long An tổ chức cho qua tỉnh để về quê nhà. ẢNH: B.B

“Chúng tôi cùng làm công nhân tại tỉnh Đồng Nai, sáng hôm nay được chính quyền tỉnh Đồng Nai test nhanh kháng nguyên Covid-19 trong cộng đồng thì có kết quả âm tính. Ai có kết quả âm tính với Covid-19 thì được về quê và chúng tôi đã rất mừng vì về quê còn có cái mà ăn. Chạy xe máy cùng nhau trên QL1 qua cả địa bàn TP.HCM cũng không có ai chặn lại nhưng trạm kiểm soát dịch Covid-19 của tỉnh Long An thì cương quyết buộc chúng tôi quay đầu. Trong khi bây giờ chốt phía TP.HCM cũng không cho vào địa bàn. Hàng quán thì người ta cũng dẹp hết rồi”, anh Điền rất lo lắng.

Câu chuyện của anh Điền và hơn 300 người lao động miền Tây về từ tỉnh Đồng Nai được đại tá Lâm Minh Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Long An, cho biết chốt kiểm dịch trên QL1 tại H.Bến Lức đã làm rất đúng, rất cương quyết theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Long An.

Những người lao đồng miền Tây đang bị kẹt cho biết họ sẽ về quê ở dài hạn. ẢNH: B.B

Theo đó, từ ngày 25.7, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Long An đã phong tỏa toàn bộ các con đường dân từ TP.HCM vào tỉnh, bao gồm cả QL1. Ngoại trừ các trường hợp cấp cứu, thi hành công vụ, chở hàng hóa thiết yếu và các vấn đề cấp thiết khác có giấy xác nhận mới được lưu thông vào tỉnh Long An. Riêng đối với người dân đi phương tiện xe máy thì không vào được Long An, bao gồm cả những người quê ở Long An và có giấy test nhanh kháng nguyên âm tính với Covid-19 còn hiệu lực (tỉnh Long An quy định là 5 ngày).

“Thực hiện theo Công văn của Chủ tịch UBND tỉnh thì từ 18 giờ tối nay người dân Long An cũng sẽ không được ra đường để Covid-19 không lây lan ra cộng đồng, trong khi phía TP.HCM đã thực hiện trước Long An về việc này. Tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo UBND tỉnh để xem xét về trường hợp của hơn 300 người miền Tây đi làm ở Đồng Nai bị kẹt tại Bến Lức theo phản ánh của PV Báo Thanh Niên”, đại tá Hồng cho hay.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp nên Long An đang phải áp dụng nhiều biện pháp mạnh để mong nhanh chóng dập dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường. ẢNH: B.B

Người dân miền Tây muốn về quê từ TP.HCM cần phải làm gì?

Trước đó ngày 26.7, UBND tỉnh Long An đã gửi văn bản đến 12 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về việc phối hợp đưa người từ TP.HCM trở về địa phương.

Để người dân trở về địa phương bảo đảm an toàn, chu đáo trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Long An đề nghị UBND các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ thông tin về kế hoạch đưa người lao động, người dân đang làm việc, học tập tại TP.HCM trở về địa phương.

Trong đó cần đưa ra danh sách, số lượng phương tiện và thời gian dự kiến đi chuyển qua địa bàn tình Long An, để UBND tỉnh Long An chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình di chuyển.

Theo hướng dẫn, người dân miền Tây muốn di chuyển được qua địa bàn tỉnh Long An thì trước hết phải liên hệ với Hội đồng hương hoặc chính quyền tỉnh mình. Hội đồng hương hoặc chính quyền tỉnh có người lao động muốn vào Long An sẽ liên hệ với chính quyền tỉnh Long An để được phối hợp.

UBND tỉnh Long An đề nghị UBND 12 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long quan tâm, phối hợp giúp người lao động, người dân trở về địa phương được an toàn trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Thanh niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/300-cong-nhan-mien-tay-mac-ket-giua-tphcm-va-long-an-khi-ve-que-tranh-covid-19-1421351.html