8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết

 Sau khi đưa về một khu sinh thái, 8/17 con hổ được ‘giải cứu’ từ hai hộ gia đình nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An đã qua đời.

8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết - Ảnh 1.

Một con hổ được nuôi trái phép trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An – Ảnh: BẮC XUÂN

Sáng 6-8, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết thông tin trên.

“Có 8/17 con hổ bị chết chưa rõ nguyên nhân khi đưa về khu sinh thái. Hiện số hổ chết này đang được cấp đông để phục vụ công tác điều tra theo quy định của pháp luật”, vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, ngày 4-8, Công an tỉnh Nghệ An đã đồng loạt kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều cơ sở nuôi nhốt 17 con hổ trái phép trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành), lực lượng công an đã phát hiện, bắt quả tang người này đang nuôi nhốt 14 con hổ trưởng thành.

Làm việc với công an, ông Hiền khai nhận đã cải tạo chuồng trại với diện tích 80m² và mua số hổ này từ Lào về để nuôi từ khi chúng còn nhỏ, đến nay đã đạt trọng lượng gần 200kg mỗi con.

8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng đánh số, kiểm đếm hổ thu giữ trong nhà người dân xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An – Ảnh: BẮC XUÂN

Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng kiểm tra, bắt quả tang tại nhà bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xóm Phú Xuân, xã Đô Thành) đang nuôi 3 con hổ trưởng thành từ hơn một năm trước.

Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gia đình này xây dựng hệ thống tầng hầm với diện tích 120m² để nuôi nhốt hổ. Mỗi con hổ có trọng lượng 225kg – 265kg.

Sau đó lực lượng chức năng đã tiêm thuốc gây mê, tạm thời chuyển 17 con hổ trên đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để chăm sóc, phục vụ công tác điều tra.

Theo một cán bộ vườn quốc gia ở Nghệ An, thông thường số hổ này được người dân mua từ Lào về lúc còn nhỏ, nuôi nhốt trưởng thành rồi đem xẻ thịt, nấu cao. Trên thị trường, cao hổ có giá 15 – 20 triệu đồng/gram. Những con hổ bị phát hiện có trị giá hàng chục tỉ đồng.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/8-17-con-ho-nuoi-nhot-trong-nha-dan-nghe-an-duoc-giai-cuu-da-chet-20210806105943566.htm

Tình nguyện viên chia sẻ việc làm đầu tiên sau khi hết dịch: Những kế hoạch khiến người ta “cay mắt”

Chia sẻ của các thành viên trong đội chống dịch nghe thì hết sức bình dị nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, nó lại trở nên vô cùng quý giá.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là photo1628135161221-16281351612941519852164.jpg

Để sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19, bên cạnh những y bác sĩ, công an thì lực lượng tình nguyện viên đã đóng góp rất lớn vào công việc hỗ trợ người dân trong khu cách ly, vùng phong toả…

Nhiều tình nguyện viên tham gia vào trận chiến chống dịch đều chấp nhận xa gia đình, có người đã nhiều tháng không về nhà vậy nên khó tránh khỏi cảm giác nhớ nhung.

Mới đây, một tài khoản TikTok đã đăng tải đoạn clip phỏng vấn nhiều chiến sĩ, tình nguyện viên với câu hỏi: “Điều đầu tiên phải làm sau khi hết dịch?”.

Họ đều chia sẻ về là những ước mơ giản dị, đời thường nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của hiện tại nó lại trở nên vô cùng quý giá. Điều mà được nhiều người nói nhất có lẽ đó là được về đoàn tụ với gia đình sau thời gian dài.

“- Mình muốn về phòng trọ. Sau đó sẽ về nhà xin lỗi mẹ vì con đã làm mẹ lo lắng rất nhiều”.

– Sau khi hết dịch này tôi sẽ về ăn cơm mẹ nấu.

– Em sẽ đi về nhà thăm ba mẹ, ở bên gia đình nhiều hơn.

– Book vé máy bay về thăm ba mẹ, ăn đồ ăn Huế thật đã.

– Được về với gia đình là hạnh phúc rồi”.

Bên cạnh đó, nằm ngủ thoả thích sau những ngày thức trắng, đi du lịch, ăn bún bò Huế hay thậm chí là kiếm người yêu cũng được đưa ra.

Một chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bộc bạch chia sẻ, giờ đây chỉ cần được về với gia đình thôi đã là điều hạnh phúc nhất rồi.

Tình nguyện viên chia sẻ việc làm đầu tiên sau khi hết dịch: Những kế hoạch khiến người ta cay mắt - Ảnh 2.

Cảnh sát cơ động chia sẻ giờ đây được về nhà với gia đình đã là điều hạnh phúc nhất rồi

Khi người quay clip hỏi một người đàn ông đang ngồi chuẩn bị hoa quả, anh dõng dạc nói: “Mệt chứ mà không làm thì dân ở trong đó có gì ăn. Mình phải làm chứ!”

Hay như cô gái dễ thương trong bộ đồ bảo hộ kín mít tâm sự rằng cũng rất mệt nhưng khi được hỏi “Có đi nữa không?” cô vẫn sẵn sàng gật đầu gia nhập đội ngũ chống dịch thêm lần nữa.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2311988125647406312074661164916662007896044n-16281349312121355701469.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2273103681658130823127514649373714380682034n-16281349261041421876034.jpg

Những đóng góp âm thầm, khó khăn, mệt mỏi của các”chiến binh” đã chạm đến trái tim của người dân. Dẫu dịch bệnh sẽ còn nhiều khó khăn và chưa xác định thời gian có thể trở về với cuộc sống thường ngày, đoàn tụ với gia đình nhưng họ vẫn luôn lạc quan, trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân, quyết tâm chiến thắng Covid-19.

Vào một ngày nào đó dịch bệnh cũng sẽ qua đi nhưng sự cống hiến của lực lượng chứ năng ở tuyến đầu chống dịch, tinh thần tương thân tương ái sẽ còn lại mãi trong tim mọi người, Sau này khi nghĩ lại, có lẽ đó sẽ là khoảng thời gian sợ hãi vì dịch bệnh nhưng lại ấm lòng vô cùng vì tình nghĩa đồng bào.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tinh-nguyen-vien-chia-se-viec-lam-dau-tien-sau-khi-het-dich-nhung-ke-hoach-khien-nguoi-ta-cay-mat-162210508145423601.htm