Xót xa mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, viết thư tạm biệt con: “Xin đừng nói con tôi mồ côi, tội chúng nó”

Tâm thư là những lời nói rút ra từ trái tim của một bà mẹ sắp phải xa lìa những người mà chị yêu thương nhất.

“Mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ lót lá mà nằm”. Người ta vẫn thường ví von câu nói đó để diễn tả nỗi mất mát của những đứa con thiếu đi hơi ấm tình thương từ cha mẹ. Tình gia đình vốn là thứ thiêng liêng nhất trên thế giới này nhưng nào phải ai cũng được cho đi và tận hưởng trọn vẹn bởi cuộc sống luôn đầy rẫy những biến cố. Đau đớn nhất vẫn là những đấng sinh thành, muốn chăm sóc, bảo vệ con cả đời mà ông trời bắt mẹ con phải lìa xa. 

Mắc ung thư tủy giai đoạn cuối, chị Lê Thị Y. (SN 1985, trú xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, Nam Đàn, Nghệ An) không còn nghĩ đến bản thân mình nữa. Người phụ nữ nghèo khó này đã viết tâm thư, gửi lời chào tạm biệt tới đồng nghiệp và xin các tấm lòng hảo tâm hãy thương 2 đứa con thơ dại đang bơ vơ của chị. 

Hai con nhỏ của chị Yến tuyệt vọng nằm bên mẹ (Ảnh: Hoa Ngọc Lan)

Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chị Y. vốn đã quen với công việc đồng áng từ bé. Chị lập gia đình sớm và sinh hạ 3 người con, hai gái, một trai. Thế nhưng cơn lũ năm 2010 đã cướp mất đứa con trai bé bỏng của chị khi cháu đang mới tập đi không may trượt chân, ngã xuống ao trước cổng nhà.

Vài năm sau, chồng chị mắc bệnh ung thư phổi rồi qua đời, để lại cho chị 2 đứa con và một khoản nợ lớn từ tiền chữa trị. Nỗi đau giằng xé nỗi đau, người phụ nữ nghèo phải gồng mình làm việc nuôi 2 đứa nhỏ. 

Những tưởng biến cố đã qua đi nhưng một lần nữa, ông trời lại thử thách chị. Ngày biết bản thân bị ung thư tủy giai đoạn cuối và nghĩ tới lời của bác sĩ nói “không còn bao lâu nữa đâu cháu à”, chị Y. như chết lặng. 

Chị đã giấu bệnh không cho gia đình biết và cũng không đi chữa trị vì biết chẳng còn cơ hội. Chị cố gắng kiếm được đồng nào hay đồng đấy cho con và viết tâm thư vào tờ giấy để sau này mất sẽ có người giúp đỡ con nhỏ. 

Xót xa mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, viết thư tạm biệt con: Xin đừng nói con tôi mồ côi, tội chúng nó - Ảnh 2.

Tâm thư chị Y. viết gửi con

“Nếu sau này mọi người gặp hai đứa con của tôi thì đừng nói con tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ mà tội nghiệp cho hai đứa nhé. Hãy vỗ về và nói hai con cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn. Thôi tôi chẳng nói nữa, càng nói nước mắt càng ứa ra vì khao khát được sống và ước mơ được đi làm nuôi con khôn lớn của tôi lớn lắm mà trời không cho”, chị Y. viết trong thư. 

Sau khi chia sẻ lên mạng xã hội, bức thư đã lấy đi nhiều nước mắt của nhiều người. Cộng đồng mạng để lại bình luận dưới bài đăng, động viên chị hãy vững vàng, mạnh mẽ và muốn góp chút số tiền nhỏ gửi tặng cho người phụ nữ nghèo khó.  

Mong 2 cháu luôn mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi. Nỗi đau mất em, mất cha, sắp mất cả mẹ thật sự đau xót”. 

“Chị hãy cứ lạc quan và tin sẽ có phép màu xảy đến chị nhé. 2 bé sẽ luôn ở bên chị!”. 

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Nguồn: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/xot-xa-me-mac-benh-hiem-ngheo-viet-thu-tam-biet-con-xin-dung-noi-con-toi-mo-coi-toi-chung-no-162213007113151528.htm

Cụ bà đi bộ hơn 1300 cây số từ TP.HCM về Nghệ An, mạnh thường quân cho tiền cũng không nhận vì chỉ muốn về nhà

Dự định đi bộ từ TP.HCM về quê nhà ở Nghệ An, cụ bà đã bật khóc khi nhận được sự trợ giúp từ những tấm lòng hảo tâm. Tuy nhiên cụ chỉ có mong muốn duy nhất là được trở về nhà càng nhanh càng tốt.

Dịch Covid-19 ập tới khiến rất nhiều những lao động rơi vào cảnh khó khăn. Có không ít người chọn biện pháp về quê để tránh dịch, vừa giảm thiểu chi phí lại vừa giữ an toàn cho bản thân. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để đi tàu, đi xe hay đi máy bay để trở về quê hương. 

Những ngày này, MXH đã chia sẻ rất nhiều những câu chuyện người lao động xa quê được hỗ trợ các phương tiện để trở về quê nhà. Tuy nhiên mới đây lại có một cụ bà chấp nhận đi bộ về quê, rời bỏ TP.HCM để trở về Nghệ An bằng chính đôi chân mình.

Cụ bà đi bộ hơn 1300 cây số từ TP.HCM về Nghệ An, mạnh thường quân cho tiền cũng không nhận vì chỉ muốn về nhà 1

Cụ thể, theo thông tin được đăng tải, cụ bà tên T. quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ bà đã quyết định đi bộ từ Sài Gòn về quê nhà. Theo quãng đường đo được trên ứng dụng Google Maps, khoảng cách cụ bà phải di chuyển lên tới hơn 1.300 km. Nếu chạy xe ô tô liên tục ít ra cũng phải hơn 1 ngày mới tới nơi. Thế nhưng cụ lại quyết định chọn đi bộ.

Cụ bà đi bộ hơn 1300 cây số từ TP.HCM về Nghệ An, mạnh thường quân cho tiền cũng không nhận vì chỉ muốn về nhà 2

Suốt 2 ngày qua, cụ đi bộ từ Sài Gòn về quê nhưng tới cuối tỉnh Đồng Nai thì được giữ lại. Dù đã có kết quả âm tính nhưng theo quy định, cụ vẫn không được qua chốt Bình Thuận nên đành ở lại đây. 

Thấy cảnh bà cụ như vậy, rất nhiều người xung quanh đã hỗ trợ tiền nhưng cụ nhất quyết không nhận. Tại chốt kiểm dịch, bà cụ bật khóc nức nở với mong muốn duy nhất là được về nhà.

Cụ bà đi bộ hơn 1300 cây số từ TP.HCM về Nghệ An, mạnh thường quân cho tiền cũng không nhận vì chỉ muốn về nhà 3

Sau khi thông tin được đăng tải đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng. Nhiều người đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ cho cụ bà phương tiện để về quê. Số khác lại thầm trách không hiểu con cháu của cụ đâu mà lại để cụ phải vất vả như vậy.

Cụ bà đi bộ hơn 1300 cây số từ TP.HCM về Nghệ An, mạnh thường quân cho tiền cũng không nhận vì chỉ muốn về nhà 4

Cách đây không lâu cũng có một trường hợp một gia đình quyết định đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An. Không có tiền để đi tàu hay xe ô tô về quê, cộng thêm điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt nên 4 mẹ con quyết định đạp xe để trở về. Trên hai chiếc xe đạp, 4 người chia ra thành 2 top, người lớn đèo người bé trên chuyến hành trình trở về quê nhà.

Rất may cả 4 mẹ con đã được hỗ trợ kịp thời và được mạnh thường quân giúp đỡ để có thể bắt chuyến tàu trở về quê nhà. Hy vọng bà cụ cũng sẽ nhận được sự trợ giúp kịp thời để có thể trở về nhà sớm nhất. 

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tinmoi/cu-ba-di-bo-hon-1300-cay-so-tu-tphcm-ve-nghe-an-manh-thuong-quan-cho-tien-cung-khong-nhan-vi-chi-muon-ve-nha-011581982.html