Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố danh sách 136 cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận người bệnh (cả mắc COVID-19 và bệnh thông thường) đến khám, điều trị.

Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ - Ảnh 1.

Cấp cứu bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP.HCM – Ảnh: T.L

Ngày 16-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hỏa tốc gửi Trung tâm Cấp cứu 115; bệnh viện công lập và ngoài công lập; bệnh viện điều trị COVID-19 và các trung tâm y tế quận huyện về việc sẵn sàng tiếp nhận người bệnh (cả mắc COVID-19 và bệnh thông thường) đến khám, điều trị.

Văn bản do PGS.TS Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – ký cho biết rút kinh nghiệm từ địa phương bạn (Bình Dương – PV) đã xảy ra tình trạng người không mắc COVID-19 bị từ chối cấp cứu, Sở Y tế TP yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn luôn đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu cho dù là người mắc COVID-19 hay không.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu:

– Cổng cấp cứu của tất cả bệnh viện luôn mở 24/7.

– Đảm bảo trực cấp cứu theo đúng quy định, trong đó nhân viên trực cấp cứu luôn mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ trong suốt ca trực.

– Không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận.

– Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi phải có buồng cấp cứu sàng lọc COVID-19, nếu xác định ca mắc chuyển sang khu cách ly điều trị COVID-19, trường hợp không mắc chuyển sang khu điều trị dành cho người bệnh thông thường.

– Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng hoàn toàn thành nơi điều trị COVID-19:

+ Nếu người bệnh tự đến hoặc xe cấp cứu chuyển đến không mắc hoặc chưa xác định mắc COVID-19, bệnh viện phải bố trí buồng cấp cứu riêng biệt sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu 24/7, không được từ chối bất kỳ ai. Khi tình hình người bệnh ổn định, liên hệ và chuyển đến các bệnh viện có điều trị cho người mắc các bệnh lý thông thường.

+ Nếu người bệnh tự đến hoặc xe cấp cứu chuyển đến xác định mắc COVID-19, bệnh viện phải tiếp nhận cấp cứu cho đến khi người bệnh ổn định, nếu xác định chuyển viện không đúng tuyến có thể liên hệ chuyển xuống các bệnh viện tầng dưới, khi cần có thể liên hệ Tổ điều phối chuyển viện của Sở Y tế để được trợ giúp.

+ Các phòng khám đa khoa tiếp tục duy trì buồng khám và cấp cứu sàng lọc. Sau khi sơ cứu chuyển đến các bệnh viện điều trị phù hợp.

Trước đó, ngày 5-8, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh có văn bản đề nghị các cơ sở y tế luôn sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám, cấp cứu 24/7; không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ cấp cứu người bệnh.

Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ - Ảnh 2.
Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ - Ảnh 3.
Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ - Ảnh 4.
Danh sách 136 cơ sở y tế ở TP.HCM ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ - Ảnh 5.

Danh sách 136 cơ sở y tế ‘sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu’ – Ảnh: H.L chụp lại

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/danh-sach-136-co-so-y-te-o-tp-hcm-san-sang-tiep-nhan-benh-nhan-den-kham-va-cap-cuu-20210816151816652.htm?fbclid=IwAR2lXpEA_u2TGL2dritRJCshVHdK2U-x8p4Rqy2uf-f_igwDP1ejOVOTpb8

TP.HCM: Không yêu cầu khai báo di biến động dân cư, siết giấy đi đường, ùn ứ tại nhiều chốt kiểm soát Covid-19

Nhiều chốt kiểm soát Covid-19 tại TP.HCM xảy ra tình trạng ùn ứ vào sáng đầu tuần 16.8 khi giấy đi đường buộc phải còn thời hạn trong 7 ngày. Nhiều người dân đã phải quay đầu vì giấy tờ không hợp lệ.

Tình trạng ún ứ xảy ra tại chốt Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh) khi có quy định mới về thời hạn của giấy đi đường /// ẢNH: TRẦN TIẾN

Tình trạng ún ứ xảy ra tại chốt Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh) khi có quy định mới về thời hạn của giấy đi đườngẢNH: TRẦN TIẾN

Từ sáng 16.8, các chốt kiểm soát Covid-19 trên nhiều tuyến đường như Phan Đăng Lưu, Lê Văn Duyệt, Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) và nhiều chốt tại Q.Gò Vấp liên tục xảy ra tình trạng ùn ứ.

Mặc dù hôm nay (16.8) các chốt không yêu cầu khai báo di biến động dân cư nhưng việc siết chặt thời hạm giấy đi đường khiến nhiều người dân buộc phải quay đầu xe, không thể qua chốt.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Lê Văn Duyệt (đoạn gần cầu Bông, Q.Bình Thạnh), người dân xếp hàng kéo dài vài chục mét tại chốt để chờ đến lượt xuất trình giấy đi đường. Tại đây, tổ công tác yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ tùy thân cũng như giấy đi đường nhưng phải có hiệu lực trong 7 ngày.

TP.HCM: Không yêu cầu khai báo di biến động dân cư, siết giấy đi đường, ùn ứ tại nhiều chốt kiểm soát Covid-19 - ảnh 1

Tình trạng ùn ứ xảy ra tại chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Lê Văn Duyệt (Q.Bình Thạnh) khi có quy định mới về giấy đi đường. ẢNH: TRẦN TIẾN

Do có quy định mới về thời hạn sử dụng giấy đi đường, nhiều người dân tỏ ra không hài lòng vì chưa được thông tin từ trước, dẫn đến bị động.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, tổ công tác yêu cầu những trường hợp có giấy phép không hợp lệ phải quay đầu và chỉ ra đường khi có giấy tờ hợp lệ.

TP.HCM: Không yêu cầu khai báo di biến động dân cư, siết giấy đi đường, ùn ứ tại nhiều chốt kiểm soát Covid-19 - ảnh 2

Tổ công tác tại 1 chốt phòng dịch Covid-19 kiểm tra kỹ địa chỉ nơi đến cũng như hiệu lực ngày ký giấy thông hành của người đi đường.ẢNH: TRẦN TIẾN

Tương tự tại chốt Phan Đăng Lưu – Nguyễn Công Hoan (Q.Bình Thạnh) tình trạng ùn ứ tại chốt cũng xảy ra và kéo dài nhiều giờ liền. Gần trăm phương tiện xếp hàng nối dài tại chốt để chờ khai báo, xuất trình giấy tờ đi đường.

Tổ công tác cũng liên tục nhắc nhở người dân việc giấy ra đường chỉ có hiệu lực trong vòng 7 ngày và không giải quyết các trường hợp quá hạn. Đối với trường hợp giấy tờ chưa hợp lệ sẽ buộc quay đầu.

Cũng trong sáng cùng ngày, rất nhiều trường hợp buộc phải quay đầu vì không đủ điều kiện qua chốt.

TP.HCM: Không yêu cầu khai báo di biến động dân cư, siết giấy đi đường, ùn ứ tại nhiều chốt kiểm soát Covid-19 - ảnh 3

Trường hợp giấy ra đường không hợp lệ do quá hạn 7 ngày hoặc không có địa chỉ cụ thể sẽ buộc quay đầu.. ẢNH: TRẦN TIẾN

Có trường hợp giấy đi đường ký từ ngày 31.5

Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ tại chốt trực chia sẻ, việc kiểm soát chặt chẽ giấy tờ đi đường khiến nhiều người dân tỏ ra khó chịu và gây ùn ứ. Tuy nhiên, khi kiểm tra thì rất nhiều trường hợp dùng “giấy đi đường ký từ ngày 31.5 cho đến khi hết dịch” hoặc ký từ tháng 6, tháng 7.Có rất nhiều lý do mà người dân lý giải, tuy nhiên để đảm bảo công tác chung, chốt trực yêu cầu người dân quay đầu cho đến khi có giấy tờ hợp lệ.

Cũng trong sáng cùng ngày, PV Thanh Niên ghi nhận tại một số chốt kiểm soát địa bàn Q.7, Q.1, Q.4 không xảy ra tình trạng ùn ứ, đường sá thông thoáng.

Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Đội CSGT Q.3 (TP.HCM) cho biết, hiện đơn vị đã tạm ngưng khai báo di biến động dân cư. Đơn vị đang tiếp tục triển khai kiểm tra giấy đi đường của người dân tại các chốt phòng dịch Covid-19. Ngoài các trường hợp thuộc danh mục quy định được phép di chuyển thì người dân phải có giấy đi đường do cơ quan, đơn vị cấp. Hiện đơn vị chưa áp dụng kiểm tra giấy đi đường có thời hạn 7 ngày.

Theo Thanh Niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/khong-yeu-cau-khai-bao-di-bien-dong-dan-cu-siet-giay-di-duong-nhieu-chot-kiem-soat-covid-19-tai-tphcm-un-u-1431227.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR0ZgxUshuHAdVbtG1aFgmRycUhwGNQM7DfoiYMlDdi_keCdHzOlk81N2rs