Chuyện mẹ đơn thân cột dây vào tay dắt con gái 2 tuổi bán vé số dạo ở Sài Gòn: Đón Tết trên hai dòng nước mắt

Không may bị tai biến sau khi hạ sinh con gái đầu lòng, chồng nhẫn tâm bỏ đi, cha mẹ ruột vốn vừa nghèo lại còn mắc nợ,… Suốt gần 2 năm nay, chị Xinh phải lê đôi chân bước ngắn bước dài cùng đôi tay co giật, dắt theo con gái, hàng đêm đi bán vé số giữa Sài Gòn hoa lệ.

Chị Nguyễn Thị Xinh (34 tuổi, ngụ Phường 10, Quận 6, TP.HCM) là mẹ đơn thân gần hai năm nay. Mang trong người căn bệnh tai biến do biến chứng sau khi sinh con gái đầu lòng, chân tay lẫn gương mặt đều bị biến dạng và co giật, không thể nói chuyện cũng không thể cử động mạnh. Cứ được hỏi đến tương lai của mình và con, chị Xinh lại không kiềm được nước mắt.

Quá khứ là một bài hát buồn

Đến nhà chị Xinh vào một buổi chiều cuối năm, chị đang chơi đùa với con gái nhỏ trên nền đất lạnh, không một manh chiếu, tấm nệm. Hỏi ra mới biết, nền đất lạnh này là nơi hai mẹ con chị ngủ hàng đêm, chứ ‘nhà thì khổ quá, không mua nổi tấm nệm mỏng nằm ngủ’.

Bị 𝓉𝒶𝒾 𝒷𝒾ế𝓃 đã 2 năm, cũng là ngần ấy năm chị Xinh không thể nói chuyện và đi đứng bình thường. Mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống, tắm giặt,… đều nhờ vào người mẹ ruột đã ngoài 60 là bà Kim Hồng Hạnh giúp đỡ.

Gương mặt nhăn nhúm, đôi tay co giật của chị Xinh do bị tai biến
Gương mặt nhăn nhúm, đôi tay co giật của chị Xinh do bị 𝓉𝒶𝒾 𝒷𝒾ế𝓃

Nhớ lại quá khứ của con, bà Hạnh rơm rớm nước mắt kể lại: ‘Xinh nó không được đi học nhiều. Từ nhỏ đến lớn, hai mẹ con đi làm thuê làm mướn. Người ta kêu làm gì thì làm nấy, miễn không trộm cắp, làm việc trái pháp luật thì thôi. Cứ thế kiếm sống qua ngày. Đến khi nó gặp chồng nó, tôi thấy hai đứa thương nhau quá nên cũng không cấm cản. Cứ thế xem hai đứa nó như vợ chồng’.

Những tưởng đứa con gái cùng mình cực khổ từ nhỏ đến lớn, nay đã có tấm chồng để nương tựa, bà Hạnh cũng đỡ nhọc lòng. Cũng theo lời bà Hạnh, do hoàn cảnh quá khó khăn, chị Xinh cùng chồng cũng không tổ chức được đám cưới. Hai người cứ vậy sống chung với ba mẹ chị Xinh trong căn trọ ở Quận 6.

‘Đến khi Xinh nó mang thai rồi sinh con. Không may lúc sinh em bé xong thì bị tai biến. Bác sĩ nói là do thiếu canxi gì đó, rồi dẫn đến tai biến, co giật. Cũng từ lúc đó, Xinh mang tật, chồng nó thấy vậy nên bỏ đi, trốn đi biệt tích’ – Bà Hạnh kể lại.

Không có mô tả.

Nhớ lại khoảnh khắc tủi khổ nhất của con gái, bà Hạnh không khỏi xúc động. Vốn phụ nữ sinh con như ‘dạo quỷ môn quan’, chỉ cần có người chồng bên cạnh ngay lúc sinh tử nhất thì bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu đau đớn cũng cố gắng.

Nhưng với chị Xinh, nỗi đau ấy không những không được xoa dịu mà lại còn tăng lên gấp bội khi vừa đi dạo ‘quỷ môn quan’ về đã gánh suốt đời căn bệnh tai biến, vừa bị người chồng đã từng ‘đầu gối tay ấp’ bỏ rơi lúc khốn khổ nhất. 

Lạc quan sống qua ngày

Kể từ khi đổ bệnh và chồng bỏ đi, đến nay đã gần hai năm, chị Xinh vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi dạy con gái đầu lòng – bé Nhi. Do không thể nói chuyện, hàng ngày, hai mẹ con chị cứ chỉ trỏ rồi ú ớ, nhưng… đó mới là cách trò chuyện mà chỉ riêng hai mẹ con hiểu. Chị chỉ cần đưa tay vỗ gối là bé Nhi biết đã đến giờ ngủ, hay khều nhẹ tay vào bình sữa là bé Nhi sẽ tự động uống. Cứ như vậy, nghe thật kỳ diệu, cách mà hai mẹ con chị Xinh trò chuyện, sinh hoạt như đã cùng nhau quy ước từ trước.

Hai mẹ con quấn quýt bên nhau
Hai mẹ con quấn quýt bên nhau

Cuộc sống bây giờ của hai mẹ con nó thì vậy đó. Mình thì già rồi, sống được khỏe ngày nào thì đi làm ngày đó. Kiếm tiền lo nhà cửa rồi con cháu. Giờ con nó bị vậy, làm cha làm mẹ bỏ mặc sao đành. Thôi mặc kệ, tôi cứ nghĩ sống lạc quan lên, giờ có buồn hoài cũng vậy, cũng qua một ngày’ – bà Hạnh chia sẻ.

Được biết, cha chị Xinh năm nay đã 67 tuổi, hàng ngày đi làm ở lò rèn, thu nhập hàng tháng chỉ đủ để đóng gần 3 triệu tiền nhà trọ. Bà Hạnh thì buổi sáng hàng ngày tranh thủ đi bán vé số kiếm thêm tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, bà cũng mắc bệnh xương khớp nên cũng không thể đi bán nhiều. Hai ông bà còn có hai người con trai, nhưng cả hai đều ở xa và cũng khó khăn nên cũng không thể giúp gì được. Cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau, vay mượn xung quanh đắp đổi qua ngày.

Bà Hạnh luôn lấy lạc quan làm động lực để tiếp tục cuộc sống khó khăn
Bà Hạnh luôn lấy lạc quan làm động lực để tiếp tục cuộc sống khó khăn

Không muốn làm gánh nặng cho cha mẹ đã tuổi già sức yếu, chị Xinh hàng đêm thường dẫn theo bé Nhi đi bán vé số ở những cung đường gần nhà. Lê đôi chân chậm, bước dài bước ngắn, đôi tay bị tật, một bên cầm vé số, một bên dắt tay đứa con gái 2 tuổi. Vì di chuyển chậm chạp, sợ bị lạc mất bé Nhi nên chị Xinh dùng dây, một đầu buộc tay bé lại, đầu còn lại thì buộc vào tay mình. Cứ thế, mỗi ngày tầm khoảng 7h tối, hai mẹ con ‘tay trong tay’ kiếm thêm chút ít tiền phụ cha mẹ già.

‘Lúc đó Xinh nó đi bán tôi cũng lo lắm chứ, sợ nó bị bệnh vậy rồi dắt theo con nhỏ nguy hiểm. Nhưng cuộc sống mưu sinh biết sao bây giờ. Tôi với cha nó đi làm chỉ đủ tiền ăn tiền nhà. Xinh nó đi bán thì có được thêm tiền sữa cho bé Nhi, nếu không thì bé Nhi nó đành khát sữa’ – bà Hạnh tâm sự.

Hai mẹ con chị Xinh đi bán vé số hàng đêm, vì sợ lạc con nên chị dùng dây để buộc tay bé Nhi lại rồi dẫn đi. Ảnh: Facebook
Hai mẹ con chị Xinh đi bán vé số hàng đêm, vì sợ lạc con nên chị dùng dây để buộc tay bé Nhi lại rồi dẫn đi. Ảnh: Facebook

Tương lai trên hai hàng nước mắt

Cuộc sống hiện tại của gia đình chị Xinh vốn đã đắp đổi qua ngày, nên cũng chẳng dám nghĩ đến tương lai xa. Cứ nghĩ đến cái Tết sắp đến nơi, bà Hạnh lại buồn rười rượi: ‘Mấy năm nay Tết không dám mua gì, chỉ mua đồ ăn cho nhà có không khí Tết. Quanh khu này nhà nào cũng nghèo, ai cũng bận mưu sinh hết, cũng chẳng có thân thiết nhiều nên Tết cũng hiu quạnh’.

Không có mô tả.

Nói đoạn, bà Hạnh lại ước Tết năm nay kiếm được thêm tiền mua sữa cho bé Nhi. Nhìn cháu gái từ nhỏ đã không có cha, mẹ lại bệnh tật, ngày đi bán vé số được ngày thì không. Cháu gái còn tuổi nhỏ vô tư, cái tuổi mà cần được như bao đứa trẻ khác, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được ăn uống, vui chơi đầy đủ. Thì nhìn lại cháu bà, giờ lo bình sữa mỗi ngày còn khó khăn, đừng nói gì đến được chơi đùa.

Không có mô tả.
Một bình sữa với bé Nhi hiện tại cũng là một món ăn xa xỉ
Nghe mẹ nói, chị Xinh cũng không cầm được nước mắt mà bật khóc
Nghe mẹ nói, chị Xinh cũng không cầm được nước mắt mà bật khóc

Câu chuyện của chị Xinh những ngày gần đây đã gây nhiều sự chú ý cho cộng đồng mạng. Phần thì xót thương cho hoàn cảnh hai mẹ con, phần thì tội cho bé Nhi còn nhỏ đã chịu khổ, phần thì trách người chồng người cha quá vô tâm. Tuy nhiên, vào khoảng 1 năm trước, câu chuyện này từng được nhiều người chia sẻ. Ở thời điểm đó, đã có nhiều người đến tận nơi để giúp đỡ, với mong muốn hai mẹ con đỡ khổ, chị Xinh không dẫn bé Nhi đi bán vé số đêm nữa.

‘Lúc trước có người giúp đỡ, tôi mừng lắm, cũng xoay sở đỡ khổ được một thời gian. Nhưng giờ nhà vẫn còn nợ nần. Tiền làm ra chỉ đủ ăn, không đủ trả nợ. Nếu giờ Xinh không đi bán vé số, thì sẽ không đủ tiền mua sữa cho con. Nên đành phải ráng, được ngày nào hay ngày nấy’ – bà Hạnh nói.

Mấy năm qua bị bệnh, chị Xinh cũng chỉ dám đi châm cứu và uống thuốc miễn phí ở chùa, không đủ điều kiện để đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Chị Xinh ngồi ở một góc nhỏ, nghe tôi trò chuyện cùng bà Hạnh mà cũng rơm rớm, nước mắt chảy theo hàng. Phải chăng, chị cũng đang tự tủi tự trách bản thân mình, không đủ mạnh mẽ lẫn điều kiện để nuôi con?

Năm mới đang tới gần, người người đang đua nhau mua sắm, trang hoàng lại nhà cửa. Thì trong căn trọ ở một con hẻm nhỏ, gia đình chị Xinh chỉ mong có một cái Tết đơn giản, đó chỉ là vài món ăn cho có không khí, đó chỉ là vài viên thuốc và… đó cũng chỉ là bình sữa ấm cho cô con gái bé nhỏ mới hai tuổi đầu.

Nguồn: http://gioitre.baodatviet.vn/me-don-than-bi-tai-bien-hang-dem-dan-con-gai-2-tuoi-di-ban-ve-so-don-cai-tet-sap-toi-tren-hai-dong-nuoc-mat-2034649.html